Số lượng nhà thầu trúng thầu những năm gần đây tăng lên rõ rệt. Điều đó chứng tỏ năng lực các doanh nghiệp dược Việt Nam càng ngày càng phát triển. Tuy vậy, hầu hết các nghiên cứu cho thấy, chỉ có một vài nhà thầu cung cấp phần lớn hàng hoá trúng thầu. Ở các tỉnh miền núi, do đặc điểm địa hình phức tạp, chủ yếu công ty dược của tỉnh trúng thầu nhiều nhất do lợi thế có kênh phân phối các huyện trong tỉnh: như Bắc Kạn năm 2017 có 76 nhà thầu trúng thầu trong đó Liên danh Công ty Cổ phần dược Bắc Kạn – Vĩnh Phúc có số khoản mục thuốc trúng thầu lớn nhất chiếm 10,16% [22]; tại Hà Giang năm 2016 có 44 nhà thầu trúng thầu trong đó 02 công ty dược của tỉnh có giá trị trúng thầu cao nhất [20]. Ở các tỉnh đồng bằng, các công ty dược lớn của toàn quốc lại có tỉ lệ trúng thầu cao hơn. Tại Nam Định năm 2015 có 50 nhà thầu trúng thầu, trong đó có 03 nhà thầu chính cung cấp hơn 70% nhu cầu thuốc kế hoạch là: Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà, Công ty TNHH Một thành viên Dược liệu TW2, Công ty Cổ phần Thiết bị y tế [21]; tại Sở Y tế Hà Nội năm 2016 có 63 nhà thầu trúng thầu, trong đó Công ty TNHH Một thành viên Dược liệu TW2 trúng thầu nhiều nhất (50,33% giá trị và 17,9%
17
SKM). Công ty TNHH một thành viên Vimedimex Bình Dương chiếm 14,49% về giá trị, 6,67% về số khoản; Công ty Cổ phần Dược Phẩm Trung Ương Codupha chiếm 3,39% về giá trị, 4,91% về số lượng. Tổng giá trị trúng thầu của 03 công ty kể trên đã chiếm gần 70% tổng giá trị thuốc trúng thầu tại Hà Nội năm 2016 [1].