Kết quả nghiên cứu cho thấy năm 2019 Bệnh viện Tim Hà Nội sử dụng 390/453 thuốc trúng thầu chiếm 86,09% số khoản mục và 82,01% về giá trị trong đó Gói Biệt dược gốc sử dụng 113/124 thuốc trúng thầu chiếm 91,13%
74
số khoản mục và 99,08% về giá trị; Gói Generic sử dụng 277/329 thuốc trúng thầu chiếm 84,19% về số khoản mục và 62,68% về giá trị. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với tỷ lệ ở Bệnh viện Quân dân y miền Đông – Quân khu 7 năm 2018 [26].
Năm 2019 Bộ y tế ban hành thông tư 15 quy định việc đấu thầu thuốc ở cơ sở y tế công lập [13]. Theo đó, thuốc trúng thầu phải được sử dụng tối thiểu 80% và tối đa 120% trừ một số nhóm thuốc kiểm soát đặc biệt, thuốc cấp cứu, dịch truyền thì thực hiện tối thiểu 50%. Quy định này giúp các cơ sở y tế chặt chẽ hơn trong công tác xây dựng danh mục và dự trù số lượng thuốc nhưng đồng thời cũng gây khó khăn cho các cơ sở y tế bởi việc xây dựng danh mục thuốc đấu thầu thường dựa vào nhu cầu sử dụng của năm trước, mô hình bệnh tật và dự kiến nhu cầu sử dụng trong năm. Tuy nhiên mô hình bệnh tật thay đổi liên tục nên nhu cầu sử dụng thuốc cũng thay đổi theo, vì thế để đảm bảo thuốc trúng thầu được sử dụng 80% -120% là việc rất khó khăn. Thực tế cho thấy năm 2019, Bệnh viện Tim Hà Nội trúng thầu 453 thuốc nhưng chỉ có 127 thuốc (28%) sử dụng đạt 80% -120%. Tỷ lệ này ở Bệnh viện Quân dân y Miền Đông năm 2018 là 21,8% [26]; ở Sở y tế Nghệ An năm 2017-2018 là 9,33%[33].
Đối với trường hợp các thuốc có số lượng sử dụng thấp hơn 80% so với trúng thầu có thể giải thích do cùng một hoạt chất trong DMT, bệnh viện dự trù số lượng ở nhiều nhóm nhằm tránh hiện tượng trượt thầu, hoặc trúng thầu nhưng công ty không có thuốc cung ứng. Ngoài ra, theo khuyến cáo để đảm bảo sử dụng hiệu quả danh mục thuốc trúng thầu thì bệnh viện cũng cần cân nhắc và có hướng dẫn về việc thay thế các thuốc trong danh mục trúng thầu với các thuốc sử dụng hết số lượng cho phép (trên 120% so với số lượng trúng thầu).
75
Lựa chọn thuốc theo tên generic hay tên biệt dược gốc là một vấn đề cần quan tâm. Trong thông tư 21/2013/TT-BYT của Bộ Y tế quy định ưu tiên sử dụng thuốc generic hạn chế thuốc biệt dược gốc, thuốc mang tên chung quốc tế thay vì thuốc mang tên thương mại. Thuốc mang tên chung quốc tế thường có giá thành rẻ hơn so với các thuốc tên biệt dược nên được khuyến khích sử dụng để giảm thiểu chi phí [30]. Trong danh mục thuốc trúng thầu của Bệnh viện Tim Hà Nội năm 2019 có 124 thuốc Biệt dược gốc thì có 49 thuốc sử dụng từ 80-120% và 30 thuốc sử dụng trên 120%. Về tổng giá trị sử dụng đạt 99,08% so với giá trị trúng thầu. Đây là tỷ lệ khá lớn do Bệnh viện Tim Hà Nội là Bệnh viện chuyên khoa với các bệnh lý Tim mạch phức tạp đòi hỏi sử dụng thuốc tốt để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất. Tuy nhiên cũng cần cân nhắc trong lựa chọn thuốc để có thể vừa đạt được hiệu quả điều trị vừa tiết kiệm chi phí.
Bộ Y tế đã ban hành danh mục 101 thuốc biệt dược gốc đã hết hạn bảo hộ, có nhiều thuốc nhóm 1 được cấp giấy đăng ký lưu hành đáp ứng yêu cầu điều trị. Bệnh viện Tim Hà Nội trúng thầu và sử dụng 06 thuốc thuộc danh mục này. Cụ thể có 01 thuốc Solu-Medrol 40mg không có thuốc nhóm 1 thay thế, 05 thuốc Lipitor 10mg, Concor 5mg, Nexium 40mg Inj, Nexium 40mg Mups và Plavix 75mg có thuốc nhóm 1 trong danh mục của Bệnh viện có thể thay thế. Khi thay thế chi phí tiết kiệm được hơn 6,5 tỷ đồng.
Thuốc trúng thầu không sử dụng
Có 63 thuốc trúng thầu nhưng không sử dụng chiếm 13,81% tổng số thuốc trúng thầu gồm 11 thuốc Biệt dược gốc, 31 thuốc nhóm 1, 02 thuốc nhóm 2 và 19 thuốc nhóm 3. Có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là sử dụng tồn cũ từ năm trước chuyển sang (47 thuốc). Năm 2018 Bộ y tế ban hành thông tư 30 về danh mục thuốc được Bảo hiểm y tế thanh toán [11]. Thông tư 30 có hiệu lực từ ngày 01/1/2019 vì vậy một số thuốc trúng thầu bị loại khỏi danh mục thông tư 30 nên số lượng sử dụng giảm.
76
Mười thuốc trúng thầu nhưng không sử dụng do không có nhu cầu sử dụng gồm 2 thuốc nhóm tim mạch Nimodipin 10mg/50ml, Irbesartan 300mg; 01 thuốc nhóm chống rối loạn tâm thần và thuốc tác động lên hệ thần kinh Eszopiclon 2mg; 02 thuốc nhóm Hormon và thuốc tác động vào hệ thống nội tiết Lactobacillus+Estriol, Lynestrenol 5mg; 02 thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm không steroid Diclofenac 75mg/3ml, Paracetamol 80mg; 01 thuốc điều trị bệnh da liễu Acid Fusidic 0,2g; 02 thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn Cefalexin 250mg và 500mg. Đây chủ yếu là các thuốc phục vụ phòng khám đa khoa của Bệnh viện tại cơ sở 2. Số lượng bệnh nhân không nhiều nên việc sử dụng thuốc của phòng khám đa khoa không lớn. Tuy nhiên cần dự trù thuốc sát hơn nữa để tránh việc việc thuốc trúng thầu nhưng không sử dụng. Trong số 10 thuốc này có một thuốc sử dụng nhiều tại Bệnh viện Tim Hà Nội là Irbesartan tuy nhiên hàm lượng dùng phổ biến là 150mg, vì vậy Bệnh viện nên xem xét loại khỏi danh mục hàm lượng Irbesartan 300mg hoặc chuyển số lượng sang hàm lượng 150mg.