Cơ cấu danh mục thuốc trúng thầu theo danh mục thông tư

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả đấu thầu và việc thực hiện kết quả trúng thầu thuốc tại bệnh viện tim hà nội năm 2019 (Trang 52 - 56)

03/2019/TT-BYT

Việc ưu tiên sử dụng thuốc sản xuất trong nước vừa giúp giảm chi phí điều trị vừa giúp thúc đẩy phát triển ngành sản xuất thuốc trong nước. Bộ Y tế cũng đã có chính sách ưu tiên sử dụng thuốc trong nước với đề án "Người

42

Việt Nam ưu tiên sử dụng thuốc Việt Nam". Năm 2019, Bộ y tế ban hành thông tư 03 quy định các thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung ứng. Tiến hành phân tích cơ cấu danh mục thuốc trúng thầu theo danh mục thông tư 03/2019/TT-BYT cho kết quả như sau:

Bảng 3.7. Cơ cấu DMT trúng thầu theo DM thông tư 03/2019/TT-BYT

Nhận xét:

Trong tổng số 453 thuốc trúng thầu có 153 thuốc thuộc TT03, chiếm 33,77% số khoản mục và 23,20% về giá trị.

Phân tích sâu hơn cơ cấu các thuốc thuộc TT03/2019/TT-BYT theo nguồn gốc xuất xứ và theo nhóm tiêu chí kỹ thuật cho kết quả:

Bảng 3.8. Cơ cấu thuốc thuộc TT03/2019/TT-BYT theo nguồn gốc xuất xứ và theo phân nhóm kỹ thuật

T T

Nhóm thuốc

Số khoản mục Giá trị (Triệu VNĐ)

Trong

nước Nhập khẩu Tổng Trong nước Nhập khẩu Tổng

1 Nhóm 1 5 46 51 1.111 18.025 19.136 2 Nhóm 2 17 3 20 1.733 249 1.982 3 Nhóm 3 51 0 51 5.447 0 5.447 4 Nhóm 4 0 0 0 0 0 5 Nhóm 5 1 1 2 128 3 131 6 Biệt dược gốc 0 29 29 0 13.444 13.444 Tổng 74 79 153 8.419 31.721 40.140

TT Nội dung Số khoản mục Giá trị

SKM Tỷ lệ % GT (Triệu VNĐ) Tỷ lệ %

1 Thuốc thuộc TT03 153 33,77 40.140 23,20

2

Thuốc không thuộc

TT03 300 66,23 132.885,6 76,80

43

Nhận xét:

Trong 153 thuốc thuộc TT03/2019/TT-BYT thì có 79 thuốc nhập khẩu chiếm 51,64% về số khoản mục và gần 80% về giá trị. Các thuốc nhập khẩu chủ yếu thuộc nhóm 1 và Biệt dược. Có 1 thuốc nhập khẩu thuộc nhóm 5 (Feburic 80mg). Điều này không đúng với quy định của thông tư 03, vì vậy kiến nghị chuyển nhóm thuốc này trong kế hoạch đấu thầu các năm tiếp theo hoặc không xét trúng thầu đối với thuốc nhập khẩu có hoạt chất thuộc thông tư 03 khi chào vào nhóm 5.

Phân tích 79 thuốc nhập khẩu thuộc Thông tư 03 theo nhóm tác dụng dược lý cho kết quả như sau:

Bảng 3.9. Cơ cấu thuốc NK thuộc Thông tư 03 theo nhóm tác dụng dược lý

TT Nhóm tác dụng dược lý

Số khoản mục trúng

thầu Giá trị trúng thầu

SKM Tỷ lệ % GT (Triệu VNĐ) Tỷ lệ %

1 Thuốc tim mạch 27 34,18 14.316,4 45,13 2 Thuốc điều trị ký sinh trùng,

chống nhiễm khuẩn 17 21,52 10.705,6 33,75 3 Thuốc đường tiêu hóa 9 11,39 2.264,4 7,14 4 Hocmon và các thuốc tác động

vào hệ thống nội tiết 6 7,59 1.688 5,32 5 Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn 1 1,27 797,7 2,51 6 Thuốc giảm đau, hạ sốt; chống

viêm không steroid; thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp

5 6,33 756,8 2,39 7 Thuốc giải độc và các thuốc

dùng trong trường hợp ngộ độc 1 1,27 350 1,10

8 Thuốc tác dụng trên đường hô hấp 5 6,33 302,4 0,95

9 Thuốc chống rối loạn tâm thần và thuốc tác động lên hệ thần kinh

3 3,80 177 0,56 10 Thuốc chống co giật, chống

động kinh 2 2,53 171,5 0,54 11 Thuốc tác dụng đối với máu 1 1,27 149 0,47 12 Thuốc điều trị bệnh mắt, tai mũi

họng 1 1,27 37,6 0,12

13 Thuốc chống dị ứng và dùng

trong các trường hợp quá mẫn 1 1,27 4,2 0,02

44

Nhận xét:

Trong 79 thuốc nhập khẩu thuộc thông tư 03 có 27 thuốc tim mạch chiếm 34,18% số khoản mục và 45,13% về giá trị. Tiếp theo là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn có 17 thuốc chiếm 21,52% số khoản mục và 33,75% về giá trị. Như vậy, các thuốc nhập khẩu thuộc Thông tư 03 chủ yếu là thuốc tim mạch và kháng sinh – là các nhóm thuốc chiến lược của Bệnh viện.

Phân tích chênh lệch chi phí khi thay thế thuốc nhập khẩu thuộc thông tư 03 bằng thuốc sản xuất trong nước cùng nồng độ, hàm lượng, dạng bào chế có trong danh mục thuốc Bệnh viện thu được kết quả như sau:

Bảng 3.10. Chênh lệch chi phí khi thay thuốc NK thuộc Thông tư 03 bằng thuốc SXTN có trong danh mục thuốc bệnh viện

TT Hoạt chất Nồng độ, hàm lượng GT thuốc NK (Triệu đồng) GT thuốc SXTN (Triệu đồng) Chênh lệch (Triệu đồng) 1 Valsartan + Hydroclorothiazid 80mg + 12,5mg 1.997,4 1.260 737,4 2 Trimetazidin 35mg 1.352,5 209 1.143,5 3 Metformin hydrochlorid 500mg 643,2 123 520,2 4 Losartan 100mg 314,1 96 218,1 5 Telmisartan 40mg 310,5 32,3 278,2 6 Valsartan 80mg 478 100,8 377,2 7 Irbesartan 150mg 275 60 215 8 Acarbose 100mg 236,9 84 152,9 9 Rabeprazol 20mg 211,5 9,8 201,7 10 N-acetylcystein 200mg 203,4 47,3 156,1 11 Imidapril 5mg 176,6 39 137,6 12 Diosmin + Hesperidin 450mg + 50mg 162,9 36 126,9 13 Rosuvastatin 10mg 128,5 31 97,5 Tổng số 6.490,5 2.128,2 4.362,3

45

Nhận xét:

Trong 179 thuốc thuộc TT03/2019 gồm 13 thuốc nhập khẩu có giá trị hơn 6 tỷ đồng nếu thay thế bằng thuốc sản xuất trong nước trong danh mục có giá trị hơn 2 tỷ đồng, tiết kiệm được hơn 4 tỷ đồng cho Bệnh viện. Tuy nhiên có thể thấy 13 thuốc này hầu hết thuộc nhóm thuốc Tim mạch, huyết áp, vì vậy Bệnh viện nên cân nhắc lựa chọn thuốc trong nước hay thuốc nhập khẩu để có thể vừa đáp ứng nhu cầu điều trị vừa tiết kiệm chi phí.

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả đấu thầu và việc thực hiện kết quả trúng thầu thuốc tại bệnh viện tim hà nội năm 2019 (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)