Nghiên cứu được sự đồng ý của lãnh đạo Bệnh viện Tim Hà Nội, lãnh đạo Khoa Dược Bệnh viện Tim Hà Nội. Nghiên cứu chỉ nhằm phân tích kết quả đấu thầu và việc thực hiện kết quả đấu thầu tại Bệnh viện Tim Hà Nội hướng tới việc xây dựng danh mục thuốc đấu thầu hợp lý và sử dụng thuốc trúng thầu hiệu quả, không vì một mục đích nào khác.
37
Chương III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Năm 2019, việc đấu thầu mua sắm thuốc tại Sở y tế Hà Nội được chia thành 02 hình thức: Đấu thầu tập trung và đấu thầu riêng lẻ tại đơn vị. Trong đấu thầu tập trung gồm: Đấu thầu tập trung Quốc gia do Trung tâm mua sắm thuốc quốc gia tổ chức, đấu thầu tập trung Bảo hiểm do Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức và đấu thầu tập trung địa phương do Sở y tế Hà Nội tổ chức.
Tại Bệnh viện Tim Hà Nội danh mục thuốc đấu thầu được phân bổ theo hình thức mua sắm như sau:
Bảng 3.1. Cơ cấu mua thuốc theo hình thức mua sắm
TT Hình thức mua sắm Số khoản mục Tỷ lệ %
1 Đấu thầu tập trung Quốc gia 26 3,71
2 Đấu thầu tập trung Bảo hiểm xã hội
30 4,29
3 Đấu thầu tập trung Sở y tế 73 10,43
4 Đấu thầu tại Bệnh viện 571 81,57
Tổng 700 100
Nhận xét:
Như vậy, trong tổng số 700 khoản mục thuốc kế hoạch của Bệnh viện Tim Hà Nội năm 2019 thì có hơn 80% số khoản mục đấu thầu rộng rãi tại Bệnh viện. Với hơn 80% số khoản mục này Bệnh viện thực hiện tất cả các khâu từ xây dựng danh mục, tổ chức đấu thầu đến sử dụng kết quả đấu thầu. Vì vậy chúng tôi tiến hành phân tích kết quả đấu thầu và việc thực hiện kết quả đấu thầu thuốc tại Bệnh viện Tim Hà Nội để tìm ra các thuận lợi, khó khăn trong xây dựng danh mục đấu thầu, thực hiện kết quả đấu thầu, từ đó nâng cao chất lượng công tác đấu thầu trong những năm tiếp theo.
38