Việc sử dụng thuốc trúng thầu theo nhóm tác dụng dược lý

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả đấu thầu và việc thực hiện kết quả trúng thầu thuốc tại bệnh viện tim hà nội năm 2019 (Trang 87 - 90)

Danh mục thuốc trúng thầu tại Bệnh viện Tim Hà Nội có 453 thuốc trong đó sử dụng 390 được phân chia thành 24 nhóm theo tác dụng điều trị. Bệnh viện Tim Hà Nội mặc dù là một Bệnh viện chuyên khoa về tim mạch nhưng do có khu vực khám đa khoa tại cơ sở 2 nên vẫn có cơ cấu nhóm thuốc đa dạng nhằm đảm bảo nhu cầu chữa trị cho bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện. Thực tế này cũng gặp ở một số các bệnh viện chuyên khoa khác như bệnh viện Nội tiết Trung ương hay bệnh viện Phụ sản Hà Nội đều là các bệnh viện chuyên khoa nhưng danh mục thuốc sử dụng cũng rất đa dạng các nhóm thuốc. Bệnh viện Nội tiết Trung ương có 20 nhóm thuốc, bệnh viện Phụ sản Hà Nội có 22 nhóm thuốc [29, 35]

Với việc phân chia các thuốc trúng thầu và sử dụng vào 24 nhóm tác dụng dược lý thì có thể nói sự đa dạng về nhóm thuốc tại bệnh viện Tim Hà

77

Nội là tương đương với các bệnh viện đa khoa. Số nhóm tác dụng dược lý của danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An năm 2016 là 25 nhóm thuốc [32], tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương là 21 nhóm [15], tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn là 25 nhóm [3]

Nhóm thuốc tim mạch chiếm tỷ lệ trúng thầu và sử dụng cao nhất chiếm 28,26% số khoản mục trúng thầu tương ứng 47,18% về giá trị trong đó sử dụng/trúng thầu là 92,97% về khoản mục và 92,79% về giá trị. Tiếp đến là nhóm Hormon và thuốc tác động vào hệ thống nội tiết trúng thầu 13,91% SKM trúng thầu và 87,30% giá trị trong đó tỷ lệ sử dụng/trúng thầu là 87,30% về khoản mục và 95,8% về giá trị. Điều này là hợp lý với chuyên khoa của bệnh viện. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cũng có sự chuyển dịch, theo nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Bích Thủy năm 2017 tại Bệnh viện Tim Hà Nội nhóm thuốc điều trị ký sinh trúng và chống nhiễm khuẩn là nhóm thuốc sử dụng nhiều thứ 2 sau nhóm thuốc Tim mạch [34] thì đến năm 2019 nhóm thuốc Hormon và thuốc tác động vào hệ thống nội tiết là nhóm thuốc có tỷ lệ sử dụng nhiều thứ 2 sau nhóm Tim mạch, nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn có tỷ lệ trúng thầu đứng thứ 3 với 7,44% SKM và 9,08% về giá trị; tỷ lệ sử dụng so với trúng thầu 63,04% về khoản mục và 59,46% về giá trị. Có thể lý giải về sự chuyển dịch này do các bệnh lý mắc kèm của Bệnh nhân tim mạch là tiểu đường, huyết áp ngày càng tăng trong khi Bệnh viện có các giải pháp kịp thời để kiểm soát tốt việc sử dụng kháng sinh, tránh lạm dụng kháng sinh, vì thế có sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng giữa các nhóm thuốc.

Trong nhóm tim mạch có 7 nhóm nhỏ trong đó nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp chiếm ưu thế cả về số khoản mục và giá trị trúng thầu cũng như sử dụng. Điều này là phù hợp vì trong các bệnh về tim mạch thì bệnh tăng huyết chiếm tỉ lệ cao nhất. Theo Tổ chức Y tế thế giới, hiện có 1 tỷ người bị tăng huyết áp. Dự kiến, đến năm 2025 con số này sẽ tăng lên khoảng 1,56 tỷ

78

người. Tổ chức Y tế thế giới cho rằng mỗi năm có 17,5 triệu người chết về các bệnh tim mạch trên thế giới, nhiều gấp 4 lần tổng số người tử vong của 3 bệnh HIV/AIDS, sốt rét và lao phổi. Trong đó, bệnh nhân tử vong vì tăng huyết áp và biến chứng của bệnh trên 9 triệu người. Còn tại Việt Nam hiện nay, trung bình 10 người có 4 người bị tăng huyết áp. Tỷ lệ người mắc bệnh tăng huyết áp có xu hướng gia tăng. Năm 2000 có khoảng 16,3% người bị tăng huyết áp thì đến năm 2009, tỷ lệ này tăng lên 25,4%. Đến năm 2016, hơn 40% người lớn bị tăng huyết áp. Đây là một tỉ lệ ở mức báo động.

Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn so với các năm trước tỷ lệ trúng thầu và sử dụng đã giảm nhưng vẫn còn ở mức khá cao trong đó nhóm Beta-lactam chiếm tỷ lệ trúng thầu và sử dụng cao nhất 32,61% SKM và 53,33% giá trị trúng thầu trong đó sử dụng 53,33% SKM và 63,60% giá trị. Vấn đề lạm dụng kháng sinh hiện nay tại các bệnh viện đang là vấn đề đáng báo động. Điều này có thể dẫn đến kháng kháng sinh. Theo số liệu báo cáo của 15 bệnh viện trực thuộc Bộ, tỷ lệ kháng cephalosporin thế hệ 3 và thế hệ 4, aminoglycoside và fluroquinolon ngày càng tăng cao. Chính vì vậy, Bộ Y tế đang đưa ra các chiến lược và kế hoạch nhằm hạn chế việc sử dụng nhóm thuốc này [10] Theo phân tích về thực trạng sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh của tác giả Nguyễn Văn Kính và cộng sự đã chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm dụng kháng sinh và kháng kháng sinh. Tác giả đã chỉ ra việc càng lạm dụng kháng sinh, các chủng vi khuẩn kháng thuốc càng có cơ hội phát triển và lây lan. Kháng sinh bị lạm dụng cả trong cộng đồng, do người dùng tự chẩn đoán và điều trị hoặc theo lời khuyên của người cung cấp dịch vụ y tế và trong bệnh viện, nơi mà kháng sinh có thể thay thế để kiểm soát nhiễm khuẩn tốt hơn, nơi các kháng sinh phổ rộng được sử dụng thay thế cho các kháng sinh phổ hẹp, và cũng là nơi bệnh nhân thường được cung cấp các loại biệt dược mới, đắt tiền hơn thay vì các thuốc thế hệ cũ [6]. Bệnh viện Tim Hà Nội cũng đã thực hiện các giải pháp giúp giám sát hoạt

79

động sử dụng kháng sinh tốt hơn như sự tham gia hướng dẫn của Hội đồng thuốc và Điều trị về sử dụng kháng sinh hợp lý, có chương trình giám sát về sử dụng kháng sinh.

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả đấu thầu và việc thực hiện kết quả trúng thầu thuốc tại bệnh viện tim hà nội năm 2019 (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)