Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phân loại ABC/VEN

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả đấu thầu và việc thực hiện kết quả trúng thầu thuốc tại bệnh viện tim hà nội năm 2019 (Trang 91 - 93)

Phương pháp phân tích ABC/VEN là phương pháp tiếp cận hiệu quả để quản lý thuốc, là công cụ hữu ích trong việc lựa chọn, mua sắm, cấp phát và sử dụng thuốc hợp lý cũng như nhận định những vấn đề còn tồn tại trong sử dụng thuốc. Các cơ sơ y tế áp dụng phương pháp phân tích ABC/VEN để xác định các thuốc cần ưu tiên trong mua sắm.

Kết quả phân tích trong danh mục thuốc sử dụng của Bệnh viện Tim Hà Nội thuốc nhóm A chiếm 19,23% số khoản mục và 79,72% về giá trị. Phân tích theo nhóm tác dụng dược lý thì thuốc nhóm A được phân bổ vào 11 nhóm tác dụng dược lý. Trong các thuốc nhóm A thì nhóm tim mạch có giá trị sử dụng cao nhất, chiếm 59,05%, tiếp đến là nhóm Hormon và thuốc tác động

81

vào hệ thống nội tiết. Điều này có sự khác biệt so với kết quả phân tích cơ cấu thuốc nhóm A tại một số bệnh viện trước đây. Bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn năm 2014, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam thì nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn nhóm A có giá trị sử dụng cao nhất, chiếm lần lượt 44,61%; 59,6% và 45,36% [3, 25, 32]. Có sự khác biệt này là do Bệnh viện Tim Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa còn các Bệnh viện kể trên là bệnh viện đa khoa. Với các thuốc nhóm A cần chặt chẽ hơn trong công tác bảo quản và có chính sách tồn trữ phù hợp.

Thuốc nhóm B chiếm 20,51% số khoản mục và 15,19% về giá trị. Kết quả này cho thấy việc sử dụng thuốc nhóm B chưa thực sự hợp lý. Bệnh viện cần có các biện pháp kiểm soát sử dụng thuốc chặt chẽ hơn để có cơ cấu sử dụng hợp lý hơn.

Kết quả phân tích VEN cho thấy, trong danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện Tim Hà Nội thì tỉ lệ về giá trị sử dụng của nhóm thuốc thiết yếu E chiếm tỉ lệ cao nhất, chiếm 72,62%, nhóm V chiếm 26,53% và nhóm N chiếm 0,85%. Tỉ lệ nhóm N tại bệnh viện thấp hơn kết quả nghiên cứu của một số tác giả trước đây tại các bệnh viện khác. Bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An tỉ lệ này là 24,68%, tại bệnh viện đa khoa Bắc Kạn là 7,6% [3, 32]. Tuy nhiên có 03 thuốc nhóm N sử dụng trên 120% Bệnh viện cần cân nhắc trong sử dụng đối với 03 thuốc này. Trong 63 thuốc trúng thầu không sử dụng có 01 thuốc tiêm Vitamin K thuộc nhóm V. Thực tế năm 2019 Bệnh viện có sử dụng một số lượng nhỏ thuốc này nhưng là số lượng tồn của thầu cũ. Đây là thuốc cấp cứu bắt buộc phải có trong danh mục Bệnh viện vì thế mặc dù sử dụng rất ít nhưng không thể loại khỏi danh mục của Bệnh viện.

Để đảm bảo thực hiện tốt hoạt động sử dụng thuốc thì cần thực hiện tốt công tác quản lý cung ứng, tồn trữ. Vì thế phân tích ma trận ABC-VEN giúp thu hẹp hơn các thuốc cần kiểm soát chặt chẽ. Các nhóm AV, AE, BV, BE, CV là các nhóm thuốc tối cần hoặc sử dụng nhiều lưu ý về vấn đề quản lý tồn

82

trữ nhằm đảm bảo đáp ứng hoạt động điều trị nhưng tránh được tình trạng tồn đọng vốn. Đáng chú ý trong danh mục thuốc của Bệnh viện không có thuốc nhóm AN. Như vậy, có thể thấy bệnh viện không có hiện tượng lạm dụng sử dụng thuốc nhiều với các thuốc nhóm N. Có 3 thuốc nhóm BN là thuốc chống rối loạn tâm thần và thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm không steroid, thuốc điều trị các bệnh xương khớp chiếm 0,39% tổng giá trị sử dụng. Đây là nhóm thuốc không thiết yếu nhưng giá trị sử dụng tương đối lớn. Cần hạn chế sử dụng các thuốc này tránh lãng phí ngân sách và chi phí sử dụng thuốc.

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả đấu thầu và việc thực hiện kết quả trúng thầu thuốc tại bệnh viện tim hà nội năm 2019 (Trang 91 - 93)