Danh mục thuốc trúng thầu và sử dụng tại Bệnh viện Tim Hà Nội năm 2019 có 58,72% số khoản mục và 60,19% giá trị là thuốc đường uống trong đó tỷ lệ sử dụng so với trúng thầu là 86,47% số khoản mục và 95,80% về giá trị. Thuốc đường tiêm chiếm 32,89% số khoản mục tương ứng 37,61% về giá trị trúng thầu. Thuốc đường tiêm sử dụng tại Bệnh viện Tim Hà Nội chủ yếu là thuốc cấp cứu, thuốc kháng sinh, thuốc dùng chẩn đoán, vì vậy tỷ lệ sử
80
dụng so với trúng thầu xét về số khoản mục tương đối cao 87,92% nhưng về giá trị thì thấp hơn 60,64%.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế trong thông tư 23/2011/TT-BYT cần ưu tiên lựa chọn đường dùng thuốc phù hợp với tình trạng bệnh, mức độ bệnh và chỉ dùng đường tiêm khi người bệnh không uống được thuốc hoặc khi sử dụng thuốc theo đường uống không đáp ứng được yêu cầu điều trị hoặc với thuốc chỉ dùng đường tiêm. Lý giải về tỉ lệ sử dụng thuốc đường tiêm tại các bệnh viện cao hiện nay là do sử dụng đường tiêm truyền có ưu điểm là sinh khả dụng cao, có thời gian xuất hiện tác dụng nhanh, các bệnh nhân không uống được và các thuốc không hấp thu khi uống. Do đó tại bệnh viện với các trường hợp bệnh nhân nặng, cấp cứu thường sử dụng thuốc đường tiêm. Tuy nhiên, thuốc tiêm truyền thường yêu cầu nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe nên dây chuyền, công nghệ bào chế, sản xuất phức tạp vì vậy giá thành cao hơn thuốc uống; độ an toàn thấp hơn dạng đưa thuốc khác vì dễ gây sốc (tiêm tĩnh mạch), gây đau, áp xe (tiêm bắp). Do đó cần cân nhắc nguy cơ và lợi ích khi sử dụng thuốc đường tiêm và nên ưu tiên thuốc đường uống hơn nếu có thể.