Xét giá trị của 453 thuốc trúng thầu so với giá kế hoạch của 453 thuốc này chúng tôi nhận thấy giá trị trúng thầu so với giá trị kế hoạch là 95,85% trong đó thuốc Biệt dược gốc là 99,98%. Gói Generic là trên 91% trong đó thuốc nhóm 1, nhóm 4, nhóm 5 có giá trị trúng thầu so với giá kế hoạch ở mức cao, đều trên 90%. Thuốc nhóm 3 (Thuốc sản xuất trong nước) có tỷ lệ giá trị trúng thầu thấp nhất (77,03%). Có 297/453 (65,56%) thuốc có giá trúng
70
thầu bằng giá kế hoạch chiếm 82,78% giá trị trúng thầu, 68/453 (15,01%) thuốc có giá trúng thầu giảm 0-10% so với giá kế hoạch chiếm 9,96% giá trị trúng thầu, 59/483 (13,02%) thuốc có giá trúng thầu giảm trên 20% so với giá kế hoạch chiếm 4,30% giá trị trúng thầu. Tỷ lệ này ở Bệnh viện Quân y 7B Cục Hậu Cần năm 2017 lần lượt là 24,4% SKM và 35,6% giá trị; 21,4% SKM và 38,8% giá trị; 36,8% SKM và 17,3% giá trị [36]. Kết quả ở Sở y tế Hòa Bình năm 2019 lần lượt là 7,2% 80,8% và 12% về số khoản mục [14]. Các kết quả này cho thấy giá kế hoạch và giá trúng thầu ở Bệnh viện Tim Hà Nội khá tương đồng, đặc biệt với nhóm Biệt dược gốc và thuốc Generic ở nhóm kỹ thuật cao.
Về sự chênh lệch giá trúng thầu giữa thuốc nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3 của một số thuốc, chúng tôi nhận thấy có sự chênh lệch giá khá lớn giữa thuốc Metformin 500mg nhóm 1 gấp 13,83 lần thuốc nhóm 3; Atorvastatin 10mg nhóm 1 gấp 7,74 lần nhóm 3; Irbesartan 150mg nhóm 1 gấp 4,58 lần nhóm 3; Linezolid 200mg/100ml giá nhóm 1 gấp 4,79 lần nhóm 3. Tỷ lệ giao động từ 1,6 đến 3,5 lần khi so sánh giá thuốc nhóm 2 với nhóm 3 cùng hoạt chất, nồng độ hàm lượng, dạng bào chế. Như vậy Bệnh viện cần cân nhắc chi phí hiệu quả trong lựa chọn thuốc bởi Bệnh viện Tim Hà Nội là viện chuyên khoa nên với các thuốc điều trị bệnh lý tim mạch và các bệnh mắc kèm cần sử dụng thuốc có chất lượng tốt, ở nhóm kỹ thuật cao để phục vụ tốt cho công tác khám và điều trị bệnh tại bệnh viện. Tuy nhiên, cần cân nhắc chuyển một lượng phù hợp sang nhóm thuốc sản xuất trong nước để giảm chi phí điều trị, tránh vượt trần vượt quỹ.