Năm 2012 Bộ Y tế đã ban hành quyết định phê duyệt đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” và đưa ra giải pháp thực hiện đối với cơ sở y tế và thầy thuốc nhằm mục đích ngày càng tăng tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước ở các cơ sở y tế [18]. Trong thông tư 21/2013/TT-BYT cũng
71
quy định ưu tiên thuốc sản xuất trong nước khi lựa chọn thuốc sử dụng trong bệnh viện [30]. Việc sử dụng thuốc sản xuất trong nước giúp giảm chi phí điều trị, phù hợp với khả năng chi trả của nhiều bệnh nhân hơn, đồng thời khuyến khích sản xuất trong nước phát triển. Trong DMT trúng thầu của bệnh viện Tim Hà Nội năm 2019, thuốc nhập khẩu chiếm 72,63% về số khoản mục và 92,47% về giá trị. Thuốc sản xuất trong nước chiếm tỉ lệ thấp do thuốc sản xuất trong nước thường chỉ tập trung vào các nhóm thuốc thông thường, với dạng bào chế đơn giản. Các thuốc chuyên khoa như nhóm gây tê, mê; thuốc chẩn đoán thì hầu như ngành công nghiệp dược trong nước chưa sản xuất được [31]. Trong khi bệnh viện Tim Hà Nội là một bệnh viện chuyên khoa với chuyên ngành phức tạp, bệnh nhân chủ yếu sử dụng các thuốc chuyên khoa mà ngành Dược trong nước chưa đáp ứng được. Do đó, tỉ lệ thuốc nhập khẩu tại bệnh viện lớn. Đây cũng là thực trạng chung tại các bệnh viện hiện nay. Bệnh viện Tim Hà Nội nên dần thay đổi cơ cấu thuốc sản xuất trong nước/thuốc nhập khẩu, cân nhắc sự thay thế thuốc nhập khẩu bằng thuốc sản xuất trong nước có tác dụng tương đương mà chi phí thấp hơn để tiết kiệm ngân sách và giúp giảm tải gánh nặng về tài chính cho bệnh nhân.