Ý định là nhân tố tốt nhất giải thích hành vi thực tế liên quan đến những sản phẩm thân thiện với môi trường (Honkanen và cộng sự, 2006). Ý định chính là thước đo mức độ sẵn lòng nỗ lực của một người để thực hiện một hành vi (Ajzen, 1991). Trong phạm vi nghiên cứu TPHC, điều này có nghĩa là người có ý định mua TPHC càng cao sẽ càng có khảnăng
thực hiện hành động đó trong thực tế.
Người tiêu dùng tuân thủ chế độdinh dưỡng và phong cách sống lành mạnh tuyên bố họ có
ý định tiêu dùng TPHC mạnh hơn những người khác (de Magistris, Gracia, 2008). Những
người có thái độ tích cực đối với TPHC có ý định mua các sản phẩm này cao hơn
(Tarkiainen, Sundqvist, 2005). Hansen (2005) xây dựng mô hình nhận thức về chất lượng thực phẩm với giả thuyết các kích tác tạo nên mong đợi về chất lượng sản phẩm, những
mong đợi này tác động đến cảm xúc của người tiêu dùng, từđó ảnh hưởng đến ý định mua của họ. Những nghiên cứu của Chen (2007); Honkanen và cộng sự (2006) đều đưa ra minh chứng thái độ tích cực đối với TPHC dẫn đến ý định mua các sản phẩm này. Người tiêu
dùng tin tưởng TPHC có chất lượng cao hơn và có lợi cho sức khỏe hơn các loại thực phẩm khác có ý định tiêu dùng TPHC cao (de Magistris, Gracia 2008; Saba, Messina 2003). Thái
độ tích cực vềTPHC cũng góp phần hình thành ý định mua (Tarkiainen, Sundqvist, 2005). Dựa vào những phân tích trên, đề tài đưa ra giả thuyết về mối quan hệ giữa đánh giá lựa chọn trước mua và ý định mua TPHC
H6: Đánh giá lựa chọn trước mua của người tiêu dùng Việt Nam đối với TPHC có khả năng ảnh hưởng đến ý định mua của họ