Cơ sở pháp lý

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình sản phẩm dịch vụ thông tin ở trường Đại học Hà Tĩnh (Trang 44 - 46)

- Trả tiền các cho bạn đọc

2 Tra cứu thông tin trên Internet Tổng quan về Internet và các nguồn thông tin trên 4 tiết

3.1.3. Cơ sở pháp lý

Một trong số các mục tiêu quan trọng của việc xây dựng mô hình SPDVTTTV

ở trường ĐH là giúp cho NDT bình đẳng trong việc truy cập, khai thác thông tin KH&CN phục vụ hoạt động NCĐT. Đây là một vấn đề mới và khá phức tạp, bởi việc truy cập, khai thác và sau đó sử dụng thông tin còn chịu sự ràng buộc của các văn bản pháp luật được tiếp cận từ góc độ của người tạo ra TT, người giữ bản quyền TT, người khai thác, sử dụng TT … (Ví dụ: Luật Sở hữu trí tuệ, Luật an toàn thông tin, các văn bản quy định về tài liệu bí mật quốc gia…). Tuy nhiên, nếu chỉ giới hạn

xem xét tới việc truy cập, khai thác thông tin KH&CN phục vụ mục đích NCĐT ở trường ĐH, có thể nhận thấy, về cơ bản, các điều kiện pháp lý là rất thuận lợi. Trên phạm vi quốc tế, Tuyên ngôn của UNESCO về Thư viện công cộng năm 1994 cũng đã xác định một trong các quyền cơ bản của con người mà TV công cộng cần phải bảo đảm là quyền được tiếp cận tự do, không hạn chế tới các tư tưởng, văn hóa và thông tin. Hệ thống pháp luật của các nước trên thế giới đều xác định mọi thành viên trong xã hội đều bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi trong việc truy cập, khai thác các nguồn TT phản ánh di sản trí tuệ chung của nhân loại. Nguồn lực thông tin KH&CN

phục vụ NCĐT ở trường ĐH là một bộ phận của nguồn TT phản ánh di sản trí tuệ chung của nhân loại và quyền được truy cập, khai thác bình đẳng nguồn tin này đã được thừa nhận trên bình diện quốc tế.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta, từ mức cao nhất là Hiến pháp, cũng đã xác định quyền truy cập và khai thác TT nói chung trong đó có TT KH&CN: Điều 25, Chương II Hiến pháp 2013 của Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin… Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” [1], [11]. Đây là cơ sở pháp lý cao nhất để xây dựng mô hình. Để Hiến pháp đi vào thực tiễn, rất nhiều các văn bản quy phạm pháp luật khác cũng đã đề cập tới quyền tiếp cận TT của công dân. Điều 39 của Luật Khoa học và Công nghệ - số 29/2013/QH13 đã quy định rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức trong việc“Giao nộp kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước”. Đây là tiền đề pháp lý quan trọng giúp các TVĐH có thể sử dụng NLTT KH&CN Quốc gia làm nền tảng để phát triển hệ thống

44

Năm 2000, Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt

Nam cũng đã ban hành Pháp lệnh Thư viện số 31/2000/PL-UBTVQH10. Để cụ thể hóa các nội dung được quy định trong Pháp lệnh, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 72/2002/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thư viện. Trong các văn bản này, trách nhiệm lưu giữ và cung cấp tài liệu nói chung, trong đó có các tài liệu KH&CN, cũng đã được xác định. Ví dụ đó là vai trò và trách nhiệm của TVQG trong việc lưu giữ, quản lý và tạo điều kiện cho mọi công dân truy cập, khai thác các nguồn tài liệu phản ánh di sản trí tuệ, tri thức của quốc gia.

Các khía cạnh tạo lập và khai thác mô hình SPDVTTTV tại TVĐH được phản ánh đầy đủ trong Nghị định số 11/2014/NĐ-CP về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ do Chính phủ ban hành. Nghị định này nhằm cụ thể hóa Điều 68. Xây dựng hạ tầng thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia và thống kê về khoa học và công nghệ của Luật KH&CN. Trong Nghị định, thành phần cơ bản của NLTT KH&CN Quốc gia hiện nay - CSDL Quốc gia về KH&CN - đã được xác định cụ thể trong Điều 14 (gồm 9 nhóm) và quyền sử dụng TTKH&CN để phục vụ việc học tập, nghiên cứu của mọi thành viên trong xã hội đã được quy định trong Điều 16. Ngoài ra, Điều 19. Phối hợp phát triển, cập nhật và chia sẻ các nguồn tin KH&CN trong nước và quốc tế của Nghị định cũng chỉ rõ các cơ quan TTTV phải có trách nhiệm trong việc chia sẻ, liên kết NLTT KH&CN được tạo lập từ ngân sách nhà nước. Điều 14 của Nghị định 11/2014/NĐ-CP xác định rõ trong 9 bộ phận cấu thành của CSDL Quốc gia về KH&CN có bộ phận thứ 8 là: Thông tin về KH&CN trong khu vực và trên thế giới. Đây chính là các CSDL toàn văn, trực tuyến nước ngoài được mua từ nguồn ngân sách của Nhà nước. Khoản 2, Điều 16 xác định: “Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có quyền yêu cầu cung cấp thông tin về KH&CN nhằm phục vụ nghiên cứu, đào tạo, sản xuất và kinh doanh” [6]. Như vậy, pháp luật hiện hành của Việt Nam đã xác định các TVĐH nước ta đều có thể và bình đẳng trong việc truy cập, khai thác các SPDVTTTV

do các cơ quan thông tin và xuất bản lớn trên thế giới tạo lập và đã được bổ sung từ nguồn ngân sách của Nhà nước. Hành lang pháp lý đã có, vấn đề còn lại là việc thực thi pháp luật và những nỗ lực của mỗi TVĐH trong việc cung cấp các nguồn tin KH&CN nước ngoài cho NDT của mình.

Bên cạnh đó, Điều 18 của Điều lệ trường đại học được ban hành kèm theo Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg đã nêu các nhiệm vụ của TVĐH bao gồm: “Cung cấp các thông tin, tư liệu khoa học và công nghệ phục vụ giảng dạy, nghiên cứu và học tập; Lưu trữ bản gốc các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ đã bảo vệ tại trường, các kết quả nghiên cứu khoa học, các ấn phẩm của trường; Hoạt động theo quy chế do Hiệu trưởng ban hành, phù hợp với pháp luật về thư viện, pháp luật về lưu trữ và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan”

Ngày 6/4/2016, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật số 104/2016/QH13 về tiếp cận thông tin. Mặc dù đến ngày 1/7/2018 Luật này mới có hiệu lực, song các tinh thần cơ bản trong đó đều khẳng định: Thông tin KH&CN phải được cung cấp đến cho mọi thành viên trong xã hội (Điều 5, Điều 17), dưới dạng thức truy cập mở (Điều 18).

Các văn bản pháp lý hướng tới việc tạo ra sự bình đẳng, thuận tiện cho NDT khai thác, sử dụng nguồn lực thông tin KH&CN nói chung, trong đó có các

45

SPDVTTTV là cơ sở pháp lýquan trọng tạo điều liện thuận lợi cho việc hình thành hệ thống SPDVTTTV giữa các trường ĐH ở nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình sản phẩm dịch vụ thông tin ở trường Đại học Hà Tĩnh (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)