Phân tích sự phát triển ngành dệt may Việt Nam theo các nội dung phát

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững ngành dệt may việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 61 - 70)

8. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Phân tích sự phát triển ngành dệt may Việt Nam theo các nội dung phát

phát triển bền vững

2.2.1.1. Phân tích bền vững về mặt kinh tế

Ngành dệt may VN duy trì tốc độ tăng trưởng trong nhiều năm liên tiếp, đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu cao so với các ngành khác:

Ngành dệt may VN đang phát triển nhanh với tỷ lệ tăng trưởng lũy kế hàng năm trong xuất khẩu từ 2007-2017 vào khoảng 12%. Năm 2015 với 27,3 tỷ

52

USD kim ngạch xuất khẩu, Dệt may VN tiếp tục duy trì tỷ lệ đóng góp ~15% tổng KNXK cả nước. trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2008-2014, Dệt may VN là quốc gia duy nhất duy trì tốc độ tăng trưởng 2 con số chứng tỏ năng lực cạnh tranh của ngành trên thế giới khá tốt. Thị phần tại các thị trường chính đều tăng mạnh từ 1% năm 2005 tại USA lên trên 10% năm 2015. Đến 2015, Dệt may VN đã cung ứng trên 4% tổng hàng hóa Dệt may tiêu thụ trên toàn thế giới

53

Biểu đồ 2. 3.Xuất khẩu hàng dệt may của VN qua các tháng (2017-2019) (Nguồn: Hiệp hội Dệt may VN)

Theo tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong năm 2018 đạt 30.4 tỷ USD, tăng 16.6% so với năm 2017. Trong đó, tỷ trọng xuất khẩu đến từ khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 59.9% tổng giá trị. Về thị trường xuất khẩu chủ lực trong năm 2018, Mỹ và EU tiếp tục dẫn đầu với kim ngạch xuất khẩu trong năm lần lượt tăng 13.7% và 10.5%. Trong khi đó, tại Nhật và Hàn Quốc, hàng dệt may VN đang tiến tới vị trí dẫn đầu tại 2 thị trường này với kim ngạch xuất khẩu 2018 lần lượt tăng 24.8% và 32.6%.

Biểu đồ 2. 4.Thị trường xuất khẩu chủ lực hàng dệt may VN (2017) (Nguồn: Tổng cục hải quan)

54

Ngành dệt may VN xếp thứ hạng cao trong các quốc gia xuất khẩu dệt may trên thế giới.

Biểu đồ 2. 5.Top 10 nhà xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới năm 2016 (Đơn vị: tỷ USD) (Nguồn: Ban Thư ký WTO)

Ngành dệt may Việt Nam có một giai đoạn phát triển dài và từng bước cạnh tranh với Trung Quốc tại thị trường Mỹ.

Biểu đồ 2. 6-Xuất khẩu dệt may của VN giành thị phần từ Trung Quốc tại Mỹ (Nguồn: VNDIRECT, OTEXA)

55

Tăng trưởng dệt may VN được thúc đẩy bởi hàng may mặc

Biểu đồ 2. 7.Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu dệt may của VN (giai đoạn 2008 - 2018) ( Nguồn: VNDIRECT, VITAS)

Sự phát triển của một số doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường nội địa và xuất khẩu. Một số doanh nghiệp tiêu biểu như : Công Ty Cổ Phần Dệt 10/10, Công Ty Cổ Phần May Sông Hồng, Tổng Công Ty Cổ Phần May Nhà Bè – NBC, Tổng Công ty dệt may Gia Định – Giditex, Công ty cổ phần dệt may 29 – 3, Tập đoàn dệt may Việt Nam – Vinatex, Tổng công ty dệt may Hà Nội – Hanosimex, Tổng Công Ty Cổ Phần Phong Phú - Phongphu Corporation, …

Hiện nay trên sàn chứng khoán có khoảng 21 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may với các cái tên nổi bật như: Tập đoàn Dệt May Việt Nam (VGT), May Việt Tiến (VGG), Dệt may Thành Công (TCM), Sợi Thế Kỷ (STK), May Phú Thành (MPT).

Kết quả kinh doanh của ngành dệt may thuộc nhóm ngành tăng trưởng tốt nhất của TTCK 9 tháng đầu năm với nhiều cổ phiếu tăng trưởng ấn tượng. Có thể kể đến

56

một vài cái tên đầu ngành như VGT 9 tháng năm 2018 đạt doanh thu 14.470 tỷ đồng, LNST đạt 213 tỷ đồng, VGG doanh thu đạt 7.427 tỷ đồng, LNST đạt 47 tỷ đồng.

2.2.1.2. Phân tích bền vững về mặt xã hội

Ngành dệt may là ngành có số lượng doanh nghiệp lớn và mức độ sử dụng lao động cao. Thống kê năm 2015, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam có hơn 5000 doanh nghiệp. Đến năm 2016, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong ngành dệt may tăng lên gần 6000 doanh nghiệp tham gia. Là ngành thu hút được một lượng lớn lao động và tăng đều qua các năm, chiếm khoảng 12% lực lượng lao động trong các ngành công nghiệp và 5% trong tổng số lao động của VN. Do đặc điểm của ngành dệt may nên lực lượng lao động ở các trình độ khác nhau đều có cơ hội tham gia vào các công đoạn phù hợp.

Ngành dệt may tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội. Nhiều doanh nghiệp được ra đời đã thu hút được nhiều lao động địa phương, giải quyết việc làm thường xuyên cho hàng trăm người, giúp lao động nông thôn có thu nhập ổn định. Từ đó góp phần ổn định an ninh trật tự ở nông thôn, phát triển nông thôn.

Cùng với việc vận hành sản xuất kinh doanh của mình, các chủ doanh nghiệp cũng có những đóng góp nhất định cho các hoạt động của địa phương nhất là đóng góp xây dựng một số công trình cơ sở hạ tầng như: giao thông nông thôn, hệ thống điện, cấp thoát nước, hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng… góp phần thay đổi bộ mặt địa phương.

Như vậy, có thể nói, việc phát triển ngành dệt may VN hoàn toàn có những tác động tích cực về mặt xã hội như đã phân tích ở trên. Ngoài ra, nó còn là sự cần thiết cho xã hội bởi nó làm thay đổi diện mạo của Ngành công nghiệp, tạo thêm một ngành sản xuất hàng hóa mới góp phần vào sự phát triển phồn vinh cho xã hội.

57

Bảng 2. 1. Lao động ngày dệt may qua các năm (Nguồn: Tổng cục thống kê, Hiệp hội dệt may VN)

Năm 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Dân số (nghìn người) 89,760 90,729 91,713 92,695 93,672 94,666 Số người trong tuổi

lao động (người) 53,245,600 53,748,000 53,984,200 54,445,300 54,823,800 55,354,200 Lao động ngành dệt may(người) 2,497,884 2,517,977 2,500,000 2,603,353 2,624,680 2,644,873 Tỷ lệ lao động ngành dệt may đối với tổng số lao động (%) 4.69% 4.68% 4.63% 4.78% 4.79% 4.78%

2.2.1.3. Phân tích bền vững về mặt môi trường

Ngành dệt may công nghiệp từ lâu đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế cũng như phục vụ đời sống của con người. Khi ngành dệt ngày càng được cải tiến với những kỹ thuật hiện đại thì môi trường lại càng bị tác động nghiêm trọng. Các sản phẩm càng bắt mắt và đa dạng thì những chất thải từ ngành công nghiệp này càng nguy hại và có tác động không lường đến hệ sinh thái. Những chất thải ngành dệt may đang trở thành một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống.

Ngành dệt may có một quy hình hoạt động vô cùng phức tạp và áp dụng nhiều loại máy móc khác nhau. Trong cả quá trình, rất nhiều loại hóa chất được sử dụng để tạo nên vải dệt. Do đó, lượng chất thải ngành dệt may là vô cùng lớn. Đầu tiên, bông sau khi nhập về sẽ được xử lí để loại bỏ tạp chất và thu được các sợi bông phẳng, làm nguyên liệu chuẩn bị dệt. Sau khi có sợi phẳng, người ta tiến hành phủ keo để sợi dệt bóng và bền hơn. Sau quá trình dệt, các tấm vải mộc sẽ được đem đi tách phần hồ còn bám trên vải bằng phương pháp enzim hoặc axit.

Kế đến là công đoạn nấu tẩy vải. Những tấm vải mộc sau khi tách hồ được giặc sạch bằng xà phòng hoặc xút rồi đem đi nấu tẩy bằng hóa chất. Việc nấu vải trong dung dịch kiềm và các loại thuốc tẩy mạnh giúp loại bỏ hoàn toàn các tạp chất

58

còn lưu lại nhằm giúp sợi vải mềm và tăng khả năng bắt màu nhuộm hơn. Tiếp theo, tùy theo loại vải, chúng được đem đi làm bóng bằng cách ngâm trong dung dịch kiềm đậm đặc để các sợi giãn nở, tăng khả năng hấp thụ màu nhuộm.

Để làm nên một thành phẩm hoàn chỉnh, rất nhiều loại hóa chất, thuốc tẩy, thuốc nhuộm được sử dụng. Vì vậy, trong cả quá trình sản xuất, ngành dệt phát sinh ra một lượng lớn chất thải nguy hại cần được xử lí.

Ngoài ra, nhiễm độc chì cũng là một trong những mối nguy hại tiềm ẩn từ chất thải ngành dệt. Nhờ vào khả năng giữ màu, chì được sử dụng nhiều trong màu nhuộm và chất giữ màu vải. Vì thế, chất thải từ ngành dệt cũng tạo ra sự lo lắng về nhiễm độc chì trong quá trình sản xuất.

Những chất độc hại trên sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và sinh vật. Nếu tiếp xúc trong thời gian dài hoặc với nồng độ cao, sinh vật có thể nhiễm bệnh thậm chí tử vong. Đồng thời, những hợp chất trên còn có thể gây trơ hóa đất, ăn mòn vật liệu, ô nhiễm môi trường nước, đất.

Hình 2. 3.Quy trình sản xuất sản phẩm may và công đoạn sử dụng nhiều tài nguyên và có phát sinh chất thải lớn nhất

59

Năm 2003, thể tích nước thải thải ra từ ngành dệt may xếp hàng thứ 7 trong 8 ngành công nghiệp xả thải hàng đầu, chiếm 3% tổng lượng nước thải ra môi trường và vốn đầu tư ngành dành cho việc xử lý nước thải chỉ chiếm 1% tổng số vốn đầu từ của 8 ngành công nghiệp

Bảng 2. 2.Khối lượng nước thải công nghiệp và chi phí xử lý (Nguồn: Hiệp hội dệt may VN)

Industry Estimated Treatment Cost (VND ‘000) % Volume of Waste Water (m3/year) % Avg Cost (VND/m3/year) Hoá chất 51,900,000 16% 300,000,000 33% 173 Milk production 25,687,500 8% 250,000,000 28% 103 Sản xuất giấy 77,214,500 23% 110,000,000 12% 702 Chế biến thuỷ sản 70,380,000 21% 92,000,000 10% 765 Thuộc da 73,500,000 22% 70,000,000 8% 1,050 Đường 5,430,000 2% 30,000,000 3% 181 Textile 4,250,000 1% 25,000,000 3% 170 Nước nggọt, bia rượu 20,425,000 6% 19,000,000 2% 1,075 Tổng 328,787,000 100% 896,000,000 100% 367

Chi phí đầu tư của ngành cho xử lý nước thải chỉ chiếm 1% toàn bộ vốn đầu tư của 8 ngành công nghiệp. Trong ngành công nghiệp dệt may, nước chủ yếu được dùng trong khâu xử lý ướt. Nước ta đang tăng cường đo lường kiểm soát đo lường ô

60

nhiễm để xác định vấn đề gây ô nhiễm nguồn nước. Tuy nhiên, các nhà máy vẫn đang đau đầu về khó khăn trong việc đáp ứng quy tắc và tiêu chuẩn.

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững ngành dệt may việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 61 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)