Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành dệt may VN theo hướng bền

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững ngành dệt may việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 70 - 75)

8. Kết cấu của luận văn

2.2.2.Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành dệt may VN theo hướng bền

bền vững

Từ thực trạng phát triển ngành dệt may, tác giả phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố trên khía cạnh PTBV như sau:

- Nhóm nhân tố đầu vào

Vốn đầu tư: Thực trạng phát triển ngành dệt may VN cho thấy vốn đầu tư phần lớn đến từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực các công ty cổ phần thoái vốn từ nhà nước. Khu vực các doanh nghiệp FDI tập trung các chuyên gia nước ngoài làm nhiệm vụ quản lý và điều hành sản xuất, phần lớn tham gia vào phương thức sản xuất gia công, thâm dụng lao động nhưng giá trị đem về không cao. Khu vực các công ty cổ phần thoái vốn từ nhà nước thì lại không có nguồn nhân sự chất lượng cao, không có khả năng sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi của nhà nước. Còn các doanh nghiệp nhỏ và vừa, có khả năng tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tham vọng tìm kiếm lợi nhuận thì lại không tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi của chính phủ. Do nguồn vốn hạn chế nên phần lớn các trang thiết bị máy móc đã qua sử dụng và không phải là những đời máy hiện đại nhất. Vốn đầu tư cho một ngành nghề cụ thể phần lớn phải được tích lũy trong quá trình tăng trưởng của toàn ngành đó, phụ thuộc rất lớn vào quy mô và tốc độ tăng trưởng của chính nó.

Nguồn nguyên vật liệu đầu vào: Ngành dệt may VN không chủ động được nguồn nguyên vật liệu đầu vào, phụ thuộc vào nhập khẩu từ nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc, điều này dẫn đến giá thành cao và không chủ động được thời gian và kế hoạch sản xuất. Ngành bông sợi của VN xuất khẩu sản phẩm thô với giá rẻ nhưng lại phải nhập khẩu nguồn bông sợi với giá thành cao và chất lượng cao hơn để đáp ứng với yêu cầu của các đơn hàng xuất khẩu. Các sản phẩm Dệt thường không đạt tiêu chuẩn về chất lượng và có tính chất đơn điệu. Vải sợi sản xuất trong nước phần lớn được sử dụng ở các doanh nghiệp địa phương để sản xuất quần áo cho nông thôn và vùng xa, chỉ thoả mãn một số nhu cầu của thành thị. Điều này chính là nguyên

61

nhân gây khó khăn cho các nhà chế tạo may mặc và thời trang, cũng như các nhà thiết kế để nâng cao hiệu suất sử dụng các nguồn nguyên liệu trong nước. Trên 80% vải sẵn có trong nước hiện nay đều phải nhập khẩu. Thậm chí các doanh nghiêp may thuộc Tổng công ty Dệt may cũng không thể sử dụng vải do các công ty trong nước sản xuất, có tới 90% nguyên vật liệu để sản xuất hàng may mặc xuất khẩu phải nhập từ nước ngoài nên bị phụ thuộc vào nguồn cung cấp bên ngoài. Vì vậy giá trị xuất khẩu của ngành may lớn nhưng nguyên liệu chính và phụ liệu phần lớn phải nhập khẩu nên hiệu quả thấp.

Công nghệ, thiết bị máy móc: Phần lớn các công nghệ của ngành dệt may VN hiện nay đều cũ kỹ, lạc hậu, các máy móc đã qua sử dụng. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm và năng suất lao động của người công nhân. Một số xưởng Dệt sử dụng những công nghệ máy móc cũ kỹ còn gây ra tiếng ồn, ảnh hưởng sức khỏe người lao động. Đặc biệt là các công ty dệt nhuộm sử dụng hệ thống xử lý nước thải đã cũ và lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu về xử lí chất độc hại, vì vậy các quy trình xử lý chất thải ở các doanh nghiệp này phần lớn là đối phó, không đạt được mục đích đã đề ra.

Nguồn nhân lực: Dệt may là một trong những ngành thâm dụng lao động lớn nhất hiện nay. Số lượng máy móc, trang thiết bị được sử dụng nhiều, do đó lượng lao động cũng đòi hỏi số lượng tham gia sản xuất nhiều tương ứng. Nhân lực trình độ cao mới có thể tận dụng hết khả năng của máy móc và vận dụng hiệu quả công nghệ sản xuất. Tuy nhiên, phần lớn lao động ngành may hiện nay chưa qua đào tạo, thậm chí có một số lượng lớn lao động chưa học hết lớp 12, gây trở ngại rất lớn trong quá trình gia nhập công ty và tiếp thu công nghệ, kiến thức. Nguồn quản lý cấp trung và cấp cao lại phần lớn phát triển từ công nhân làm lâu năm hoặc được thuyên chuyển từ các ngành nghề lĩnh vực khác, gây bất cập và thiếu các kỹ năng quản lý và lên chiến lược hành động. Mặt khác, do quá trình hội nhập, một lượng lớn lao động từ các nước khác tìm kiếm cơ hội việc làm ở Việt Nam: Philippin, Ấn Độ, Srilan Ka, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc,… tạo nên một sự cạnh tranh cho các vị trí chuyên

62

gia, quản lý cao cấp trong các doanh nghiệp dệt may VN, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp FDI.

- Nhóm nhân tố đầu ra

Thị trường tiêu thụ: Ngành dệt may VN hiện nay ngoài các thị trường xuất khẩu còn phải cạnh tranh gay gắt với thị trường nội địa. Việc hội nhập quốc tế đã làm cho một lượng lớn các sản phẩm may mặc nước ngoài nhập vào thị trường VN và có sức hút hấp dẫn với người tiêu dùng VN, đặc biệt là giới trẻ. Thị trường xuất khẩu tuy lớn nhưng hầu hết ngành dệt may VN chỉ tham gia khâu gia công nên giá trị đem về không cao, các thị trường xuất khẩu chủ lực của VN hiện nay cũng đang bị cạnh tranh gay gắt bớt ngành dệt may của Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh.

Sản phẩm mặt hàng: Thực trạng ngành dệt may VN hiện nay cho thấy các sản phẩm dệt may còn đơn điệu, phần lớn bắt chước lại các mẫu mã của các nhãn hàng lớn trên thế giới. Xu hướng thời trang cũng chạy theo xu hướng của các nước khác trên thế giới, ngành dệt may VN chưa tạo được xu hướng thời trang cho riêng mình. Ngoài các sản phẩm vải áo dài của công ty thời trang Thái Tuấn mang đậm nét riêng của VN thì các sản phẩm còn lại chưa có chỗ đứng trên thị trường trong nước và cả thế giới. Phân khúc cao cấp ngay tại thị trường VN vẫn luôn bị các nhãn hàng ngoại chiếm giữ như: Adidas, H&M, Nike, Zara, …

Các sản phẩm của ngành dệt sợi tuy có xuất khẩu một lượng lớn nhưng là những sản phẩm chất lượng thấp, xuất khẩu với giá rẻ, còn nhu cầu trong nước thì lại phải nhập khẩu từ các nước khác với giá thành và chất lượng cao hơn.

- Nhóm nhân tố hội nhập kinh tế quốc tế

Cơ hội : Việc các hiệp định thương mại tự do được kí kết tạo điều kiện thuận lợi cho các nước giao thương và học hỏi kinh nghiệm lần nhau. Mỗi quốc gia đều có những lợi thế nhất định của mình về mặt địa lý, truyền thống phát triển, nguồn nhân lực, … Nhu cầu ngày càng tăng lên của ngành may xuất khẩu mở ra cơ hội bán hàng cho tất cả các doanh nghiệp may xuất khẩu ở các nước trên thế giới.

Thị trường 40 tỷ USD của 6 nước nhập khẩu dệt may trong CPTPP cùng các ưu đãi thuế quan chính là động lực mới cho ngành dệt may Việt Nam bối cảnh

63

mới.Chưa kể, khi CPTPP được thông qua, xuất khẩu của Việt Nam đi các thị trường lớn như Úc, Canada, Mexico, New Zeland sẽ có những ưu đãi thuế. Các ưu đãi thuế như giảm thuế ngay lập tức; giảm trong 7 năm, mỗi năm giảm 1,4%; giảm trong 4 năm, năm đầu tiên giảm ngay 50% và giữ nguyên thuế suất trong 3 năm, giảm nốt xuống 0% vào năm thứ 4; giảm trong 3 năm, năm đầu tiên giảm ngay 50% và giữ nguyên thuế suất trong 2 năm, giảm nốt xuống 0% vào năm thứ 3.

Cũng bởi sự kỳ vọng về TPP, năm 2015 giá trị xuất khẩu ngành dệt may tăng 13%, đạt 22,81 tỷ USD. Tuy nhiên, năm 2016, mức tăng trưởng chỉ đạt 5% là cũng là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2009. Năm 2017, thị trường dệt may có nhiều tín hiệu tích cực và kỳ vọng đạt được 26 tỷ USD, tăng 9% so với năm trước. Trong 10 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu nhóm này đạt 21,43 tỷ USD, tăng 9% trong đó xuất khẩu đi Hoa Kỳ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất với 10,2 tỷ USD.

Với thị trường 40 tỷ USD, CPTPP không Mỹ có vẻ không phải là thách thức quá to lớn của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tìm các thị trường thay thế.

Hình 2. 4.6 thị trường dệt may lớn của CPTPP (Nguồn: Hiệp hội dệt may VN)

Thách thức : Cạnh tranh trên thị trường gay gắt. Sự nổi lên của những quốc gia với chiến lược tập trung vào phát triển dệt may, đặc biệt là Trung Quốc, Ấn

64

Độ, Bangladesh, Campuchia. Trong đó, Trung Quốc trở thành một người khổng lồ vững chãi trong thị trường dệt may thế giới. Sức cạnh tranh của hàng may Trung Quốc càng ngày tăng bởi các doanh nghiệp may xuất khẩu của đại quốc gia này tận dụng được rất nhiều lợi thế từ chi phí nhân công rẻ đến sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu trong nước và cuối cùng là hệ thống phân phối rộng khắp đến các thị trường cao cấp.

Rủi ro tiềm ẩn ở những thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản bởi những qui định ngày càng khắt khe.

Công nghệ phụ trợ của các nước đang phát triển còn yếu, trong khi giá cả đầu vào trên thị trường thế giới biến động khó lường. Nguyên phụ liệu của ngành dệt may hiện ở trong tình trạng phụ thuộc vào nước ngoài. Giá trị kim ngạch nhập khẩu so với tổng kim ngạch xuất khẩu chiếm một tỷ trọng lớn. Sự yếu kém của ngành công nghiêp phụ trợ cho may xuất khẩu là nguyên nhân căn bản khiến một số nước đang phát triển hiện nay trong nhiều năm vẫn chỉ là một xưởng sản xuất thuê cho các doanh nghiệp khác trên thế giới.

Ngành may là ngành có suất đầu tư nhỏ và chi phí chuyển nhượng thấp. Chính vì vậy, một khách hàng có thể dễ dàng chuyển từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác chỉ bằng một quyết định nhanh chóng, không tốn kém, thậm chí tiết kiệm và hiệu quả theo cách lựa chọn của họ. Chính vì vậy, bất kỳ những rủi ro tiềm ẩn trong môi trường nào như là sự bất ổn về chính trị, thiên tai, sự tốt lên của các đối thủ cạnh tranh, … đều có thể làm cho các doanh nghiệp may xuất khẩu mất khách hàng một cách nhanh chóng.

Xu hướng thị trường dệt may hiện nay là vòng đời sản phẩm ngắn hơn và vòng xoáy thị trường nhanh hơn.

Chính sách kiềm chế lạm phát kéo theo việc thắt chặt tiền tệ diễn ra trong một thời gian dài khiến các doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

65

Biểu đồ 2. 8.Những thị trường xuất khẩu chính 6 tháng đầu năm 2019 và tỷ lệ tăng so với năm 2018 (Nguồn: Hiệp hội dệt may VN)

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững ngành dệt may việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 70 - 75)