Bối cảnh ngành dệt may VN hiện nay

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững ngành dệt may việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 90 - 91)

8. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Bối cảnh ngành dệt may VN hiện nay

Nhìn một cách tổng thể, Việt Nam là nước có nhiều thế mạnh trên thị trường dệt may thế giới với chi phí lao động rẻ, tay nghề kỹ thuật cao và khả năng sản xuất các mặt hàng chất lượng cao, quy mô lớn trong thời gian ngắn cũng như Nhà nước hết sức tạo điều kiện và hỗ trợ các doanh nghiệp may mặc. Tuy nhiên, vẫn phải đối đầu với không ít những khó khăn thách thức đến từ những đối thủ về giá cả nguyên liệu sản xuất và không phải lúc nào cũng chơi đẹp khi họ được hỗ trợ từ 50% đến 70% chi phí sản xuất. Do đó, để duy trì được lợi thế trên trường quốc tế, các doanh nghiệp dệt may và Nhà nước cần có sự liên kết, không ngừng đưa ra những biện pháp, chính sách mới và phương pháp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh hiện nay.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia quốc tế thì điều kiện trở thành trung tâm sản xuất Dệt may của thế giới thì một ngành công nghiệp cần có:

- Có khả năng cung ứng 10% trở lên nhu cầu của thế giới. - Có khả năng phát triển bền vững trong 20-30 năm.

- Có chuỗi cung ứng tương đối hoàn chỉnh với khả năng cung cấp nội tại lên tới 50-60% lượng nguyên phụ liệu.

- Có thị trường trong nước quy mô đủ lớn.

- Hệ thống giao thông và nhất là hệ thống cảng biển thuận tiện cho xuất khẩu. Chi phí ngoài sản xuất có tính cạnh tranh cao, nhất là cạnh tranh về thời gian giao hàng.

81

Đối chiếu với các tiêu chí này thì Việt Nam đủ các điều kiện đề phát triển thành trung tâm Dệt may của thế giới do:

- Để sản xuất cung ứng trên 70 tỷ USD hàng Dệt may, Việt Nam cần có khoảng 7-8 triệu lao động trong khu vực này, tăng thêm 5 triệu lao động so với hiện nay. Với quy mô dân số Việt Nam, đặc biệt là với 30 triệu lao động còn ờ khu vực nông thôn, theo tính toán là dư thừa khoảng 20% lao động ngay cả với phương thức SX hiện nay (nghiên cứu của TS Phạm Đăng Quyết Viện khoa học thống kê trên mẫu tỉnh Hải Dương năm 2012) thì việc thu dụng thêm 5 triệu lao động trong 10-15 năm tới là hoàn toàn khả thi.

- Chuỗi cung ứng trong nước đang có ở mức 35% lượng nguyên liệu cần dùng là tiền đề đủ để phát triển lên trên 50% trong 5 năm tới. Nhất là có chất xúc tác là các hiệp định FTA quy định xuất xứ nguyên liệu từ Việt Nam (YF trong TPP và FF trong VN-EU)

- Thị trường trong nước với quy mô dân số trên 100 triệu.

- Vị trí địa lý kinh tế thuận lợi cho xuất khẩu đường biển, khoảng cách tới các cảng biển từ các điểm sản xuất trong nội địa dưới 200km.

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững ngành dệt may việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 90 - 91)