8. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Kinh nghiệm phát triển bền vững ngành dệt may trên thế giới
Để tìm ra các giải pháp cho sự PTBV của ngành dệt may VN, trong quá trình nghiên cứu tác giả tham khảo một số kinh nghiệm về ngành dệt may của một số quốc gia tiêu biểu, từ đó rút ra bài học cho VN.
- Mỹ
Mỹ là một quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới. Đối với ngành dệt may, Mỹ chọn tập trung vào 2 mắc xích có giá trị gia tăng cao nhất đó là: mắc xích 1
32
(Thiết kế) và mắc xích 5 (Phân phối sản phẩm). Các công ty của Mỹ là các nhãn hàng lớn, họ thiết kế mẫu mã và tìm các doanh nghiệp gia công giá rẻ ở các nước đang phát triển, sau đó sản phẩm được chuyển về các thị trường lớn và họ làm tiếp công đoạn phân phối sản phẩm. Chính vì cách làm này mà các nhãn hàng lớn khống chế và kiểm soát toàn bộ quy trình sản xuất ở các đơn vị gia công. Ngoài ra, Mỹ còn tận dụng diện tích để trồng bông cung cấp cho ngành dệt may trên toàn thế giới, ngành bông của Mỹ còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp tại Mỹ.
Biểu đồ 1. 1.Giá bông xuất khẩu của Mỹ so với 1 số nước (2015-2017) (Nguồn: USDA, World Agricultural Supply and Demand Estimates reports)
Hầu hết các nhà máy kéo sợi bông chính của thế giới phụ thuộc vào nhập khẩu và các nhà xuất khẩu bông hàng đầu trên thế giới là các nước không sản xuất. Do đó, nhu cầu nhập khẩu này được thỏa mãn và được định giá bán bởi các nước xuất khẩu: Mỹ, Ấn Độ, Úc, Brazil, Uzbekistan và các nước khác.
Kim ngạch và giá bông xuất khẩu của Mỹ luôn đứng trong các thứ hạng cao trên thế giới nhờ chiến lược phát triển phù hợp và công nghệ trồng bông hiện đại.
33
Như vậy, có thể thấy Mỹ hướng tới sự PTBV của ngành dệt may từ rất sớm. Ở thời điểm hiện tại, xét trên khía cạnh PTBV, ngành dệt may của Mỹ vừa đảm bảo không gây hại về môi trường, vừa không phải đối mặt với các vấn đề xã hội mà còn đem lại một giá trị kinh tế rất cao cho khu vực nông thôn Mỹ.
- Trung Quốc
Trong 40 năm qua, Trung Quốc đã đưa ra một loạt các cải cách thị trường mang tính bước ngoặt để mở ra các tuyến thương mại và dòng vốn đầu tư, cuối cùng đã kéo hàng trăm triệu người thoát khỏi đói nghèo. Trong một thời gian ngắn, Trung Quốc đã thoát khỏi sự cô lập và trở thành một trong những cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới.
Đối với ngành dệt may, Trung Quốc tận dụng tối đa các lợi thế cạnh tranh của mình và phát huy thế mạnh sẵn có, trở thành công xưởng lớn nhất trên thế giới về ngành dệt may, có khả năng cung cấp và thực hiện tất cả các mắc xích trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu. Các sản phẩm chất lượng và giá thành cao, TQ xuất khẩu sang các thị trường có thu nhập cao và khó tính. Các sản phẩm có chất lượng tầm trung với giá thấp hơn, TQ xuất khẩu sang các thị trường của các quốc gia đang phát triển. TQ tận dụng triệt để các phế phẩm cho các lĩnh vực phù hợp, chuyển các máy móc đã qua sử dụng sang các nước đang phát triển để thực hiện kế hoạch đầu tư mới. Trung Quốc có nhiều cụm công nghiệp và doanh nghiệp ở những cụm công nghiệp này được chính quyền địa phương hỗ trợ về marketing, tổ chức triển lãm ngành dệt may, đặc biệt Chính phủ Trung Quốc đã thúc đẩy, nâng cấp cải tiến công nghệ. Đáng chú ý, chính quyền địa phương còn có kế hoạch phát triển ngành dệt may, sau đó xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu địa phương. Chính phủ Trung Quốc và chính quyền địa phương đặt sự tin tưởng vào doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dệt may, khuyến khích tận dụng tối đa các nguồn lực và giải pháp tiêu thụ cho mọi loại sản phẩm làm ra. Chính quyền địa phương ở Trung Quốc ủng hộ việc thành lập cụm công nghiệp bởi ngành dệt may được coi là ngành trụ cột cho kinh tế địa phương này. Lãnh đạo các địa phương đều muốn tăng trưởng GDP trong khi dệt may là nguồn chính tạo nên sự tăng trưởng của GDP. Do vậy, chính quyền địa phương
34
luôn tạo điều kiện bằng cách lập văn phòng tại địa phương để điều phối và nghiên cứu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp dệt may phát triển. Văn phòng này làm nhiệm vụ tìm hiểu nhu cầu của doanh nghiệp từ đó có những hoạch định, khuyến nghị chính sách, xây dựng chính sách hướng tới tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.
Xét về khía cạnh PTBV, Trung Quốc đã giải quyết được rất nhiều giải pháp về mặt kinh tế, tạo ra việc làm cho một lượng lớn lao động cho xã hội. Tuy nhiên, ở quốc gia này hiện nay giá nhân công đang tăng và một số lĩnh vực sản xuất tạo ra chất thải độc hại đang là bài toán khó mà chính phủ cần phải đưa ra phương hướng xử lý để giữ chân nhà đầu tư cũng như đảm bảo vị thế cạnh tranh của mình trên trường quốc tế.
- Bangladesh
Bangladesh là một trong những lựa chọn thay thế cho thị trường Trung Quốc. Đất nước này là nhà xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai thế giới trong 4 năm liên tục từ 2015 đến 2018, chiếm khoảng 6,4% tổng sản lượng của thế giới. Việt Nam đứng thứ ba với 6,2%. Tiền công ở Việt Nam chưa bằng một nửa so với các thành phố lớn của Trung Quốc. Chi phí lao động ở Bangladesh vẫn rẻ hơn nhiều. Chính vì vậy, các công ty dệt may của Mỹ cũng đang tìm cách đa dạng hóa nhà cung cấp ngoài thị trường Trung Quốc. Đối với quốc gia như Bangladesh - nơi hàng dệt may chiếm khoảng hơn 80% xuất khẩu, lợi ích kinh tế của việc di chuyển các doanh nghiệp dệt may từ Trung Quốc sang Bangladesh sẽ rất đáng kể. Bangladesh là nơi có nhiều cơ sở sản xuất cho các công ty may mặc lớn như chủ sở hữu Zara đối với Inditex, Hennes & Mauritz và Uniqlo. Ngành dệt may của Bangladesh đóng góp khoảng 20% vào GDP và sử dụng khoảng 20 triệu lao động, là động lực chính của nền kinh tế đất nước. Bangladesh đặt mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập trung bình vào năm 2021 và ngành công nghiệp dệt may sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc hiện thực hóa mục tiêu đó, dự kiến sẽ xuất khẩu hàng dệt may đạt giá trị 50 tỷ USD vào năm 2021. Trong năm tài chính 2018, Cục Xúc tiến xuất khẩu của Bangladesh (EPB) tuyên bố, xuất khẩu tổng thể của Bangladesh tăng 5,81%, đạt
35
36,67 tỷ USD, chủ yếu nhờ tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may. Lợi thế lớn nhất mà Bangladesh có được so với các đối thủ cạnh tranh là lực lượng lao động giá rẻ và dồi dào. Mức lương tối thiểu ở Bangladesh thấp hơn so với Trung Quốc, Campuchia, Ấn Độ và cả Việt Nam. Bangladesh có khoảng 37 trường đại học tư nhân và công lập đào tạo sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành dệt may mỗi năm với nguồn nhân lực lành nghề. Hơn nữa, các chính sách thuận lợi của chính phủ, ngân hàng (giúp nhập khẩu nguyên liệu thô) và tăng cường các ngành công nghiệp hỗ trợ đã góp phần tạo ra một trường mạnh mẽ và thuận lợi cho ngành dệt may Bangladesh.
- Lào
Tại Lào, ngoài thế mạnh về công nghiệp sản xuất điện và tài nguyên thiên nhiên, quốc gia này còn là mục tiêu của các nhà đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp dệt may với vốn đầu vào thấp và chi phí nhân công rẻ. Trong 5-10 năm trở lại đây, khả năng xuất khẩu hàng dệt may của Lào đem lại nguồn thu ngân sách đáng kể, đặc biệt là đạt đỉnh 219 triệu USD trong năm 2011. Ngành dệt may Lào cũng đã tạo công ăn việc làm cho rất nhiều lao động trong nước. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian gần đây, lượng xuất khẩu hàng dệt may của Lào đã giảm sút mạnh tới 17.8%.
Tính đến năm 2016, cả nước Lào có 85 nhà máy hoạt động liên quan đến lĩnh vực công nghiệp may mặc như sản xuất quần áo cho thị trường trong nước, xuất khẩu, in ấn thời trang, nhuộm, dệt, đóng gói sản phẩm… với tổng số khoảng 27 nghìn lao động, trong đó 99.5% là lao động nội địa và 95% là lao động nữ.
Ngành dệt may tại Lào hiện nay đang gặp phải muôn vàn khó khăn khiến sản lượng xuất khẩu sụt giảm, bắt đầu từ việc mất cân đối giữa số đơn hàng và lượng lao động, thiếu hụt trầm trọng thợ lành nghề, do đó liên tục gặp phải tình trạng thiếu đơn hàng, chi phí đầu vào và giá nhân công tăng khiến lợi nhuận từ việc đầu tư dệt may sụt giảm, từ đó nhiều doanh nghiệp đã phải từ bỏ và chuyển hướng sản xuất khác.
Các thị trường xuất khẩu chính của Lào là các quốc gia EU, Mỹ, Canada, Nhật Bản. Trong đó thị trường Đức chiếm đến 40% tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may
36
chung. Giá trị xuất khẩu dệt may của Lào trong năm 2018 vừa qua đạt khoảng 193 triệu USD.
Một nguyên nhân khác dẫn đến giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Lào giảm sút do các nhà đầu tư Trung Quốc đang chuyển dần các đơn hàng sang Campuchia và Myanmar, những quốc gia có giá nhân công ngang với Lào nhưng hơn hẳn về chất và lượng.
Bên cạnh đó còn có các nguyên nhân khác như việc thị trường thế giới biến động, giá đơn hàng thấp so với các năm trước, thời hạn xuất khẩu bị rút ngắn, công nghệ máy móc thay đổi liên tục đồng thời nguồn nguyên liệu cũng khó tìm kiếm đúng theo yêu cầu đơn hàng. Từ đó, các doanh nghiệp cần phải giảm bớt lượng nhân công không đạt tiêu chuẩn, chỉ giữ lại khoảng một nửa là thợ lành nghề so với lượng công nhân đông đảo trước đây. Hiện nay, theo ước tính Lào còn thiếu ít nhất 100 nghìn thợ dệt may đủ tiêu chuẩn, một con số rất khó để đạt được.
Xét về xu hướng PTBV thì Lào chưa có một định hướng rõ ràng để giải quyết vấn đề này.
- Campuchia
Bên cạnh đó, Campuchia cũng là quốc gia đang nổi lên như một nơi sản xuất thay thế. Kể từ mùa thu năm nay, nhiều doanh nghiệp dệt may đang bảo đảm thuê đất trong khu công nghiệp ở thủ đô Phnom Penh để chuẩn bị cho các cơ sở sản xuất hàng dệt may thay thế thị trường Trung Quốc.
Tại Cam-pu-chia, dệt may là nguồn thu ngoại tệ lớn nhất, chiếm 80% tổng kim ngạch xuất khẩu 1,4 tỷ USD/năm của cả nước, sử dụng 300 nghìn công nhân với thù lao 45 USD/tháng. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự tính, việc xóa bỏ MFA có thể tước bỏ việc làm của hàng nghìn người, giảm nhịp độ tăng trưởng kinh tế từ 5%/năm những năm gần đây còn 2%/năm.
37
Biểu đồ 1. 2.Kim ngạch xuất khẩu dệt may và da giày của Campuchia (2000-2016) (Nguồn: Tổng cục Hải quan và thuế Campuchia)
Mức tăng trưởng ngoạn mục của hàng dệt may và giày dép xuất khẩu Căm- pu-chia vào những thị trường ngoài EU và Hoa Kỳ chủ yếu là do việc mở rộng xuất khẩu sang các thị trường Nhật Bản và Canada. Theo Tổng cục Hải Quan và Thuế Căm-pu-chia (GDCE), xuất khẩu dệt may và giày dép sang Nhật Bản chiếm 9% tổng xuất khẩu của toàn ngành trong năm 2016, tăng so với mức 7,7% trong năm 2015 và mức 2,7% trong năm 2010. Tương tự như vậy, xuất khẩu vào Canada cũng tăng trưởng mạnh. Trong năm 2016, gần 8% tổng lượng hàng xuất khẩu dệt may và giày dép của Cam-pu-chia được đưa vào Canada, tăng so với mức 7,5% trong năm 2015 và mức 0,5 % trong năm 2010.
Tăng trưởng trong xuất khẩu dệt may và giày dép của Cam-pu-chia vào Trung Quốc khá mạnh mẽ với xuất phát điểm khá thấp. Trong năm 2010, xuất khẩu của
38
ngành này vào thị trường Trung Quốc gần như chưa có gì, tuy nhiên tới năm 2016, thị trường Trung Quốc chiếm 2,3% tỷ trọng xuất khẩu của ngành dệt may và giày dép Căm-pu-chia, tăng so với mức 1,8% trong năm 2015. Dường như xu thế tăng trưởng của ngành dệt may và giày dép của quốc gia này được thúc đẩy bởi một loạt các hiệp định thương mại tự do với nhiều quốc gia khác, cụ thể là trong khuôn khổ ASEAN.
- Bài học rút ra cho ngành dệt may Việt Nam
Qua việc nghiên cứu kinh nghiệm phát triển ngành dệt may theo hướng bền vững của một số quốc gia, chúng ta có thể rút ra một số nội dung làm bài học kinh nghiệm như sau:
Một là, Xác định lại chiến lược PTBV cho ngành may VN: Để có thể phát triển Ngành dệt may, các nước đã xây dựng chiến lược phát triển cho ngành, đặt ra mục tiêu trong từng giai đoạn và từ đó có những hướng đi cụ thể. Trong quá trình đó, mỗi quốc gia phải có những biện pháp, những công cụ để thực hiện chiến lược. Về mặt này, đa số các nước đều có chiến lược đẩy mạnh sản xuất hướng đến xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Để thực hiện mục tiêu này, nhiều quốc gia đã đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đầu tư công nghệ, ban hành các chính sách hỗ trợ, khuyến khích, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị…
Hai là, Ban hành chính sách quản lý Ngành dệt may: Chính sách quản lý ngành được ban hành bằng hệ thống luật pháp để quản lý hoạt động như: Qui định về hoạt động sản xuất, quản lý môi trường và nhất là qui định kiểm soát chất lượng sản phẩm trong toàn bộ quá trình sản xuất.
Ba là, Ban hành chính sách hỗ trợ, chính sách khuyến khích phát triển:
Khuyến khích tất cả mọi thành phần tham gia sản xuất kinh doanh, một số nước có chính sách hỗ trợ phát triển như: Hỗ trợ vốn, tín dụng, hỗ trợ diện tích lắp đặt nhà xưởng, hỗ trợ các dịch vụ tìm kiếm đơn hàng, hỗ trợ xử lý chất thải để bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó họ còn có chính sách khuyến khích đầu tư vào ngành dệt may và các ngành phụ trợ như sản xuất: vải, chỉ, nút, dây kéo, … Tính đến nay, nước ta
39
mới chỉ có chính sách hỗ trợ tín dụng nhưng thực tế nhà đầu tư vẫn khó tiếp cận được vốn vay lãi suất thấp.
Thứ tư, Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học: các quốc gia đều dành một khoản kinh phí đáng kể cho nghiên cứu khoa học và mỗi nước có những hướng nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, đa số đều nghiên cứu về công nghệ và quy trình nâng cao năng suất của nhà máy. Đối với Việt Nam, cũng nên dành kinh phí cho hoạt động nghiên cứu hoặc nếu chưa thể nghiên cứu vì hạn chế ngân sách thì có thể nhận chuyển giao từ các nước để có thể ứng dụng được ngay.
Thứ năm, Xây dựng các mô hình quan hệ sản xuất: Để tạo sự ổn định cho Ngành dệt may, nhiều nước tiêu biểu là Trung Quốc đã xây dựng mô hình cụm công nghiệp, nhóm, tổ hợp tác, HTX, công ty cổ phần với cổ đông là những thành viên hoạt động trong Ngành dệt may. Từ đó họ có thể hỗ trợ qua lại trong việc tiêu thụ sản phẩm của nhau. Các mô hình quan hệ này là cơ sở thuận lợi cho việc tạo chuỗi giá trị trong ngành dệt may.
Thứ sáu,Tạo chuỗi giá trị liên kết Ngành dệt may: Trung Quốc tạo chuỗi giá trị khép kín hoàn toàn từ khâu nguyên vật liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng và các khâu tiêu thụ sản phẩm, tạo chuỗi giá trị từ việc quy hoạch vùng nguyên liệu sản xuất, chuyển đổi các hình thức sản xuất đến các hoạt động dịch vụ khác. Trong bối cảnh xã hội phát triển như hiện nay, tạo chuỗi giá trị là rất cần thiết, không chỉ ở Ngành dệt may mà nhiều ngành khác cũng cần áp dụng vì tính lợi ích và sự ổn định có tính chất bền vững của nó.
Thứ bảy, Chia sẻ kinh nghiệm, chia sẻ thông tin thị trường: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều tổ chức thành lập Hội để chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, kiểm