Các mốc thời gian phát triển của ngành dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững ngành dệt may việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 56 - 59)

8. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Các mốc thời gian phát triển của ngành dệt may Việt Nam

Mốc lịch sử đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của ngành dệt may là vào thế kỉ 18 khi máy dệt ra đời ở nước Anh và từ đó sức lao động đã được thay bằng máy móc nên năng suất dệt vải tăng chưa từng thấy trong lịch sử loài người.

Ở Việt Nam, trước đây, vào thời phong kiến ngành dệt may đã hình thành từ ươm tơ, dệt vải với hình thức đơn giản thô sơ nhưng mang đầy kĩ thuật tinh sảo và có giá trị rất cao. Sau đó ươm tơ dệt vải đã trở thành một nghề truyền thống của Việt Nam được truyền từ đời này qua đời khác nhờ vào những đôi bàn tay khéo léo của

47

người phụ nữ Việt Nam. Dù những công việc đó rất giản đơn nhưng đã tạo ra một phong cách rất riêng cho ngành dệt may Việt Nam ta mà không một nước nào có được. Một số các làng nghề thủ công truyền thống khởi nguồn cho ngành dệt may VN vào những năm cuối thế kỷ 19 là: Vạn Khúc, Triều Khúc, Meo.

- Năm 1897: Nhà máy dệt Nam Định được hình thành dưới thời thực dân Pháp. Nơi đây được coi là cái nôi của ngành dệt may VN.

Ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam bắt đầu phát triển từ nhữngnăm 1958 ở miền Bắc và đến năm 1970 ở miền Nam, nhưng mãi tới năm 1975 khi đất nước thống nhất, ngành dệt may mới được ổn định. Nhà máy được hình thành ở 3 miền: miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Lúc đầu, các nhà máy chỉ sản xuất hàng hoá để phục vụ nhu cầu trong nước. Sản lượng sản xuất ra không nhiều vì lúc đó máy móc, thiết bị còn lạc hậu, được nhập từ các nước xã hội chủ nghĩa, trình độ quản lý cũng còn rất hạn chế, không đáp ứng đủ yêu cầu về chất lượng, mẫu mã còn nghèo nàn ít ỏi.

- Bắt đầu năm 1976 đến năm 1985: VN có các đơn hàng xuất khẩu qua một số nước trong khuôn khổ Hiệp định và Nghị định thư của nước ta kí kết với khu vực Đông Âu – Liên Xô. Đối tác đầu tiên và quan trọng nhất bấy giờ là Liên bang Xô Viết với các hợp đồng gia công, nhập khẩu tơ bông về và bán thành phẩm cho họ. Do đó thời kỳ này, ngành dệt may Việt Nam xuất khẩu đi nước ngoài chủ yếu là sang thị trường Liên Xô và thị trường Đông Âu.

- 1986: Các hợp đồng số lượng lớn từ Liên Bang Xô Viết (Thoả thuận 19/5) - 1987-1990: Phát triển nhanh chóng. Các xí nghiệp hình thành khắp cả nước với hàng trăm nhân công, đóng góp quan trọng cho ngân sách Nhà nước. Đến cuối năm 1990, khi hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa bị tan rã, nước ta rơi vào thế hoàn toàn cô lập. Nền kinh tế nước ta trở nên đình trệ, thất nghiệp tăng, nhiều xí nghiệp bị đóng cửa, ngành dệt may cũng không thoát khỏi tình trạng này. Cùng thời gian đó Đảng và Nhà nước ta bắt đầu chính sách đổi mới nền kinh tế, chuyển đổi từ kinh tế bao cấp sang cơ chế quản lý tự hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Thời

48

kì này, ngành dệt may gặp nhiều khó khăn phải đối mặt với việc: thiếu vốn, thiếu công nghệ, đặc biệt thiếu đối tác đầu mối tiêu thụ hàng hoá.

- 1990-1992: Liên bang Xô Viết cũ và các nước Đống Âu sụp đổ. Giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử ngành công nghiệp VN.

Giai đoạn 1990 - 1995 nhờ có chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam. Mặc dù phát triển chậm hơn so với các nước láng giềng Châu á, nhưng ngành đã tự đứng dậy vươn lên, phát triển một cách đầy ấn tượng.

- 1995: Tập Đoàn Dệt may Việt Nam (VINATEX) được hình thành. 1995 đến nay: Ngành công nghiệp dệt may và quần áo dần chuyển mình đi lên như là ngành công nghiệp mũi nhọn quốc gia, với định hướng xuất khẩu và phát triển vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Hình 2. 2.Tóm tắt các mốc thời gian phát triển của ngành dệt may VN (Nguồn: Hiệp hội dệt may VN)

Như vậy, sự phát triển của ngành dệt may có thể chia thành 4 giai đoạn chính như sau:

- Giai đoạn 1: Trước năm 2000, chủ yếu gia công, xuất khẩu

- Giai đoạn 2: Mở đường xuất khẩu vào thị trường Châu Âu (1992 – 2002) đỉnh cao xuất khẩu khoảng 2 tỷ USD vào năm 2001.

49

- Giai đoạn 3: Mở vào thị trường Hoa Kỳ (2002 – 2006) tối đa xuất khẩu gần 5 tỷ USD / năm 2005.

- Giai đoạn 4: Sau năm 2006, hậu WTO, giai đoạn cạnh tranh quyết liệt.

Biểu đồ 2. 1.Tăng trưởng XNK ngành dệt may VN qua các năm (Nguồn: Tổng cục thống kê)

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững ngành dệt may việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 56 - 59)