Đánh giá thực trạng ngành dệt may VN theo hướng bền vững

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững ngành dệt may việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 75)

8. Kết cấu của luận văn

2.3. Đánh giá thực trạng ngành dệt may VN theo hướng bền vững

2.3.1. Những thành quả đạt được

- Về mặt kinh tế:

• Ngành dệt may VN có vị trí cao trên thế giới trong các nước xuất khẩu hàng dệt may. Kim ngạch xuất khẩu dệt may duy trì tăng đều qua các năm.

Biểu đồ 2. 9.Kim ngạch xuất khẩu dệt may qua các năm (2013-2017) (tỷ USD) (Nguồn: Tổng cục thống kê)

66

• Ngành dệt may VN đã có nhiều bước phát triển về công nghệ, kỹ thuật. Từ các máy móc thô sơ đã từng bước trang bị các dây chuyền hiện đại. Chẳng hạn như công ty may Nhà Bè, công ty may Việt Tiến đã trang bị chuyền treo thay cho chuyền may truyền thống. Hệ thống chuyền treo giúp tăng năng suất và giảm nhân công tham gia vận chuyển giữa các công đoạn. Hoặc công ty giặt nhuộm Sài Gòn 3, đã trang bị hệ thống máy tạo hiệu ứng tự động thay cho việc công nhân phải tạo hiệu ứng bằng tay, vừa độc hại lại tốn rất nhiều thời gian để tạo ra sản phẩm.

Hình 2. 5.Xưởng may sử dụng chuyền may truyền thống (Công ty may Việt Tiến vào những năm 1990)

Hình 2. 6.Xưởng may sử dụng chuyền treo tự động (Công ty may Việt Tiến vào năm 2015)

67

• Đã có một số thương hiệu thời trang VN đứng vững tại thị trường nội địa và đã thâm nhập một số thị trường nước ngoài. Ví dụ như nhãn hiệu thời trang Việt Tiến, Việt Thắng, Vigamex, Nhà Bè, Dệt may Thái Tuấn, Sợi Phong Phú,…

• Rất nhiều các doanh nghiệp dệt may có đủ năng lực săn xuất các đơn hàng lớn, đòi hỏi chất lượng cao, có đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong cùng khu vực và một số nước trên thế giới.

Biểu đồ 2. 10.Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may, dày dép của các nước Đông Nam Á (tỷ USD) (1995-2013) (Nguồn: UNCTAD,2016)

- Về mặt xã hội:

• Tạo thêm việc làm ổn định cho người lao động: Giải quyết được công ăn việc làm cho phần lớn người lao động, đặc biệt là khu vực nông thôn. Ngành dệt may phát triển trong nhiều năm đã góp phần làm thay đổi nền kinh tế của VN. Giúp ổn định cuộc sống của một phần lớn người lao động. Từ đó gián tiếp kích thích tiêu dùng và một số ngành nghề, dịch vụ khác phát triển theo.

68

Biểu đồ 2. 11.Tổng số lao động trong ngành dệt may, dày dép và tỷ lệ % trong tổng số lao động tại các nước Đông Nam Á (Nguồn: ASEAN,2015) 2.3.2. Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân

2.3.2.1. Những vấn đề tồn tại

- Về mặt kinh tế:

• Kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may VN tuy cao nhưng giá trị đem về chưa tương xứng, do phần lớn kim ngạch xuất khẩu thực hiện theo phương thức gia công. Trong đó ngành dệt may vẫn chưa chủ động được nguồn nguyên vật liệu đầu vào mà phần lớn phải nhập từ nước ngoài.

• Thị trường xuất khẩu còn nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có, còn bị phụ thuộc vào hạn ngạch, chưa tận dụng hết khả năng khai thác thị trường và mặt hàng xuất khẩu không hạn ngạch, chưa thâm nhập được vào mạng lưới phân phối của các thị trường lớn, thường phải xuất khẩu qua trung gian.

• Thị trường nội địa với sức mua ngày càng tăng đang bị bỏ ngỏ chưa được quan tâm đúng mức.

69

• Năng lực sản xuất tuy đã được nâng cao nhưng mức sản xuất thực tế vẫn thấp hơn năng lực sản xuất thiết kế.

• Thương hiệu yếu, khả năng tiếp cận thị trường quốc tế kém, không tiếp cận trực tiếp nhà bán lẻ mà phải thông qua các nhà xuất nhập khẩu, thậm chí là các nhà môi giới xuất nhập khẩu. Công tác thiết kế thời trang trong các doanh nghiệp may xuất khẩu còn hạn chế, thiếu đội ngũ thiết kế thời trang được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm. Rất ít các doanh nghiệp có khả năng bán sản phẩm với thương hiệu của mình mà chủ yếu là sử dụng thương hiệu của khách hàng.

• Hạn chế về khả năng tự chủ nguyên phụ liệu trong sản xuất, hầu hết những nguyên liệu sản xuất phải nhập khẩu đẩy các doanh nghiệp may xuất khẩu của Việt Nam vào thế bị động trong kinh doanh. Liên kết dọc theo chiều hoàn thiện sản phẩm may mặc và liên kết giữa các doanh nghiệp may xuất khẩu nhằm tạo ra sức mạnh chưa chặt chẽ và chưa hiệu quả.

• Nguyên vật liệu ngành vẫn còn phải nhập khẩu và ngành dệt có tốc độ tăng trưởng chậm hơn ngành may nên ngành may không có sự chủ động trong sản xuất kinh doanh. Tình trạng này còn làm ảnh hưởng tới các đơn đặt hàng về thời gian, chất lượng và hiệu quả kinh tế tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm ngành may còn thấp và hiệu quả kinh tế chưa cao.

• Chưa xây dựng được thương hiệu riêng cho ngành dệt may của ngành dệt may của Việt Nam nên chưa có hệ thống các kênh phân phối rộng khắp, kể cả thị trường nội địa và nước ngoài mà chỉ có các cửa hàng của công ty tự lập để tiêu thụ sản phẩm. Do vậy việc tiêu thụ còn yếu. Đặc biệt các công ty không có sự phối hợp với nhau trong việc quảng cáo để cạnh tranh trong nội bộ tại thị trường trong nước.

• Chưa tập trung nghiên cứu và đầu tư nhu cầu thị trường nên nhiều đoạn khúc thị trường còn bỏ trống tạo điều kiện cho nhiều sản phẩm ngoại thâm nhập sâu vào thị trường trong nước như các sản phẩm: chăn, ga, gối..hầu hết là sản phẩm của Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Xingapo. Một số sản phẩm có chất lượng cao có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng khó tính: Mỹ, Nhật nhưng lại không có mặt tại thị

70

trường trong nước gây ra hiện tượng không tôn trọng khách hàng trong nước và bỏ trống thì trường với hàng triệu khách hàng tiềm năng.

• Năm 2018, ngành Dệt may Việt Nam xuất khẩu 36 tỷ USD, nhưng xuất khẩu sang EU chỉ đạt hơn 4 tỷ USD, đứng thứ hai sau Hoa Kỳ (đạt hơn 13 tỷ USD). Thị phần của Việt Nam tại EU nhỏ (chỉ chiếm khoảng 2%), nên thị trường này còn nhiều dư địa để đẩy mạnh xuất khẩu

- Về mặt xã hội:

Bên cạnh các thành quả đạt được của ngành dệt may trong việc giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động của VN, ngành dệt may VN còn tồn tại một số vấn đề về mặt xã hội như sau:

• Công nhân trong các doanh nghiệp dệt may, dù làm việc lâu năm cũng chỉ thành thạo một vài công đoạn, không có khả năng may hoàn chỉnh 1 sản phẩm.

• Công nhân ngành dệt may ý thức lao động và trách nhiệm còn thấp, năng suất làm việc chưa cao, chưa đáp ứng được với công nghệ máy móc hiện đại và các quy trình mới. Tinh thần trách nhiệm trong công việc, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công dân, văn hoá doanh nghiệp, ý thức tuân thủ kỷ luật lao động của một bộ phận đáng kể người lao động chưa cao

• Trình độ của người lao động còn thấp, các quản lý cấp trung và cấp cao phần lớn được phát triển từ công nhân nên còn thiếu các kỹ năng mềm: quản lý nhân sự, tự sáng tạo, kỹ năng đàm phán và giải quyết vấn đề, …

• Nguồn nhân lực được qua đào tạo thì chỉ giỏi lý thuyết với các mô hình dệt may đã lạc hậu, kém về năng lực thực hành và ứng dụng công nghệ cao vào quá trình lao động, kém về ngoại ngữ và hạn chế trong việc thích nghi môi trường có áp lực cạnh tranh cao.

• VN hiện nay đã có nhiều trường, trung tâm đào tạo nhân lực cho ngành dệt may, tuy nhiên, phần lớn sinh viên ra trường đều tập trung vào làm cho các doanh nghiệp nước ngoài.

• Giá lao động rẻ nhưng chất lượng lao động không cao, đặc biệt lao động có trình độ chuyên môn thấp chiếm 60% nên nâng suất lao động thấp, so với các nước

71

trong khu vực thì năng suất lao động của ngành dệt may nước ta chỉ bằng 2/3. Lương thấp gây ra tình trạng di chuyển lao động trong cùng ngành hoặc ra khỏi ngành làm cho việc đào tạo chuyên môn gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra công ty có khả năng xuất khẩu hàng may mặc và gia công là chủ yếu chứ không thực hiện xuất khẩu trực tiếp. • Chi phí cho nhân công rẻ nhưng chi phí bình quân / 1 đơn vị sản phẩm vẫn cao. Do đó giá của chúng ta vẫn cao hơn so với Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia khoảng 30% -40%. Đồng thời hệ thống tiêu chuẩn chất lượng chưa được chuẩn hóa trong ngành nên mỗi công ty trong ngành có định mức về tiêu chuẩn khác nhau mà không thống nhất trong toàn ngành.

- Về mặt môi trường:

• Chưa có các chế tài phù hợp để hạn chế các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực có sản sinh chất thải độc hại.

• Các công nghệ truyền thống hiện nay được áp dụng trong việc xử lý nước thải dệt nhuộm còn nhiều bất cập, tính hiệu quả không gcao do quy trình xử lý phức tạp, tốn diện tích xử lý các thành phần ô nhiễm.

• Quy hoạch phát triển ngành may ở từng vùng, từng địa phương chưa có sự thống nhất và đồng bộ. Phần lớn vẫn tập trung ở các thành phố lớn, tạo ra sức ép về dân số và môi trường sống.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những vấn đề tồn tại

Sau khi phân tích và đánh giá thực trạng phát triển ngành dệt may theo hướng bền vững bằng nhiều khía cạnh khác nhau, tác giả tổng hợp một số nguyên nhân của những vấn đề tồn tại như sau:

- Vấn đề về nguồn nhân lực ngành dệt may:

• Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực còn nhiều vấn đề bất cập so với yêu cầu. Chưa có một chiến lược phát triển nguồn nhân lực toàn diện và dài hạn, mang tầm quốc gia để định hướng các cơ quan, đoàn thể cùng phối hợp hành động.

• Hệ thống giáo dục từ cấp phổ thông, đến đào tạo nghề, đại học, sau đại học là lực lượng nòng cốt trong quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực còn bộc lộ nhiều hạn chế, dù đã trải qua rất nhiều cải cách, đổi mới.

72

• Quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực chưa theo kịp quá trình hội nhập kinh tế, văn hoá, xã hội ngày càng sâu rộng của Việt nam. Hệ thống giáo dục chưa bắt kịp với mô hình hệ thống giáo dục và đào tạo nhân lực phổ biến của các nước trong khu vực và thế giới. Đào tạo ngoại ngữ của Việt Nam còn nặng tính hình thức, lý thuyết nhưng lại yếu kém trong thực hành.

• Nguồn lực quốc gia và khả năng đầu tư cho phát triển nhân lực của phần lớn các gia đình còn hạn chế, chưa đáp ứng điều kiện tối thiểu để bảo đảm chất lượng các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao.

- Vấn đề về nguồn nguyên vật liệu đầu vào và khoa học công nghệ:

• Chưa có quy hoạch phát triển cụ thể cho các cụm công nghiệp hỗ trợ, vấn đề đầu tư vẫn còn dàn trải và không tập trung vào những ngành thiết yếu, vấn đề đầu tư và ưu đãi còn dàn trải. Nguồn nguyên phụ liệu hầu hết phụ thuộc vào nước ngoài, phương thức gia công xuất khẩu là chủ yếu (chiếm 65%), hàng FOB 25%, ODM và OBM chỉ 10%.

• Khả năng tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp dệt may rất hạn chế, bị rang buộc bởi các quy định kiềm chế của chính phủ. Chính vì năng lực tài chính hạn chế, trình độ quản trị doanh nghiệp bất cập, thiếu phương án kinh doanh khả thi, không có khả năng chọn lựa phương án đầu tư khoa học công nghệ thích hợp nên các doanh nghiệp dệt may không có được chiến lược tối ưu cho sản xuất kinh doanh.

- Vấn đề về các chính sách hỗ trợ của chính phủ:

• Chưa có giải pháp vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ: là loại doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của toàn ngành nhưng khối các doanh nghiệp dệt may có quy mô nhỏ và vừa rất khó tiếp cận nguồn vốn vay từ chính phủ. Đây chính là nút thắt hạn chế đà phát triển của doanh nghiệp. Buộc họ phải tập trung vào hình thức sản xuất tốn ít vốn nhất, đó là thâm dụng lao động vào các khâu gia công.

• Chưa có các đơn vị đầy đủ chức năng thẩm định tính khả thi của các dự án đầu tư trong lĩnh vực dệt may.

73

• Chưa có sự triển khai đồng bộ và phối hợp chặt chẽ giữa các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp của các bộ, ngành, địa phương.

• Chính sách bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ còn tồn tại nhiều bất cập, chưa phát huy được hiệu quả trong trợ giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

74

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DỆT MAY VN

3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

3.1.1. Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

- Bối cảnh kinh tế thế giới

Việc Mỹ đồng loạt áp thuế nhập khẩu và gây sức ép đã khiến nhiều đối tác thương mại hàng đầu của nước này đưa ra biện pháp trả đũa, gây nên căng thẳng leo thang.

Hiện nay, ngành dệt may thế giới đang chứng kiến sự quay lưng của các chủ đầu tư vào những nhà cung ứng truyền thống như Trung Quốc và Bangladesh - hai nước xuất khẩu dệt may đứng thứ nhất và thứ nhì thế giới để chuyển sang đầu tư vào những nhà sản xuất tiềm năng hơn ở những nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam và Indonesia. Sự chuyển hướng đầu tư này phản ánh rõ ràng nhất cho sự thay đổi trong năng lực cạnh tranh của các nước.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này, trong đó đầu tiên phải kể đến sự gia tăng giá thành sản xuất ở Trung Quốc, đây trở thành một thách thức lớn đối với những công ty nước ngoài đã, đang và có ý định thuê gia công ở nước này. Một nguyên nhân khác đó là việc Bangladesh đang mất dần khả năng cạnh tranh của mình. Vấn đề ở chỗ danh tiếng của ngành may mặc nước này đang giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử, đặc biệt là sau thảm kịch sập nhà máy khiến 1.127 người thiệt mạng, hay vụ cháy nhà xưởng vào tháng 11/2013. Hơn thế nữa, tình hình chính trị bất ổn ở Bangladesh cũng khiến cho các nhà quản trị phải đau đầu.

Đối với mặt với những khó khăn đến từ thị trường Trung Quốc và Bangladesh, các công ty đa quốc gia đã thử sức với nhiều nền kinh tế khác như Ấn Độ, châu Phi và châu Nam Mỹ. Tuy nhiên, những nước này đều có những vấn đề riêng. Cụ thể, Ấn Độ hoàn toàn không phù hợp với một mô hình sản xuất quy mô lớn và gấp rút, châu Phi lại không đủ lao động có trình độ tay nghề phù hợp với những đơn hàng cao cấp, còn châu Mỹ La-tinh thậm chí còn không đủ nhân công có khả

75

năng sử dụng máy may. Chỉ có Việt Nam, Indonesia và Campuchia là những quốc gia phù hợp nhất cho việc thuê gia công đối với ngành hàng may mặc trong thời kỳ khó khăn này.

Các nguồn lợi thế so sánh

Trong ngành dệt may, tuy cả vốn và lao động đều cần thiết nhưng lao động vẫn đóng một vai trò quan trọng hơn.

Ở những nước như Trung Quốc và Bangladesh, có rất nhiều lao động làm việc trong lĩnh vực may mặc. Ví dụ như ở Bangladesh, các công ty dệt may cung cấp việc làm cho khoảng 1,8 triệu người trong năm 2000, ước tính sẽ tăng lên 25% vào năm 2021. Sự dồi dào về lao động đã dẫn tới việc giá nhân công rất thấp. Theo một thống kê năm 2010, Bangladesh là nước có giá lao động dệt may thấp nhất thế giới (0,21USD/giờ), tiếp sau đó là Campuchia với 0,24USD/giờ, lao động Việt Nam nhận khoảng 0,52USD/giờ.

Ngoài chi phí trả cho lao động thì các doanh nghiệp dệt may cũng phải tốn kém cho các khoản đầu tư khác, ví dụ như nguyên liệu thô. Kể từ năm 2010, giá thành

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững ngành dệt may việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)