Vai trò của phát triển bền vững ngành dệt may

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững ngành dệt may việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 29 - 33)

8. Kết cấu của luận văn

1.1.2. Vai trò của phát triển bền vững ngành dệt may

Dệt may là ngành có từ lâu đời trên thế giới, các sản phẩm dệt may có vai trò quan trọng trong việc thỏa mãn nhu cầu cuộc sống của con người. PTBV ngành dệt may có các vai trò chính như sau:

- Nâng cao hiệu quả kinh tế, năng suất lao động và năng lực cạnh tranh Nâng cao hiệu quả kinh tế: Đây là một mục tiêu cơ bản của nội dung PTBV. Phát triển về mặt kinh tế nhằm đem lại nguồn lợi ích có giá trị bằng vật chất và được tích lũy dưới dạng vốn, để có thể đầu tư cho các mặt khác của sự phát triển. Mọi quá trình vận động và sản xuất để tạo ra sản phẩm phải đem lại lợi nhuận phù hợp.

Nâng cao năng suất lao động: Nâng cao NSLĐ có nghĩa là giảm chi phí lao động cho một đơn vị sản phẩm. Khi NSLĐ tăng thì thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm càng ít, từ đó tăng năng lực sản xuất của doanh nghiệp, cơ hội nhận thêm đơn hàng cao hơn. Tăng NSLĐ là một quy luật kinh tế chung cho mọi hình thái xã hội. Nhưng sự vận động và biểu hiện của quy luật tăng NSLĐ trong các hình thái xã hội khác nhau cũng khác nhau, do trình độ lực lượng sản xuất khác nhau. Năng suất lao động được xem là vấn đề quan trọng để tạo nên giá trị lớn cho doanh nghiệp. Trong những năm qua nhiều hiệp ước quan trọng đã được ký kết làm cho làn sóng đầu tư đang chuyển dịch qua lại giữa các nền kinh tế lớn trên thế giới và có sự thay đổi trong việc lựa chọn các khu vực đầu tư khác nhau. PTBV ngành dệt may giúp nâng cao NSLĐ, từ đó gia tăng cơ hội nhận thêm nhiều đơn hàng từ các đối tác.

20

Nâng cao năng lực cạnh tranh: Năng lực cạnh tranh của DN là sự thể hiện thực lực và lợi thế của DN so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao, bằng việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Năng lực cạnh tranh của DN được tạo ra từ thực lực của DN và là các yếu tố nội hàm của mỗi DN. Năng lực cạnh tranh không chỉ được tính băng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp, … mà năng lực cạnh tranh của DN gắn liền với ưu thế của sản phẩm mà DN đưa ra thị trường. Năng lực cạnh tranh của DN gắn với thị phần mà nó nắm giữ, cũng có quan điểm đồng nhất của DN với hiệu quả sản xuất kinh doanh…

Năng lực cạnh tranh còn có thể được hiểu là khả năng tồn tại trong kinh doanh và đạt được một số kết quả mong muốn dưới dạng lợi nhuận, giá cả, lợi tức hoặc chất lượng các sản phẩm cũng như năng lực của nó để khai thác các cơ hội thị trường hiện tại và làm nảy sinh thị trường mới.

- Đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước

Đứng trước xu hướng phát triển chung của thế giới hiện nay, nhu cầu về trang phục của con người là rất lớn và rất đa dạng. Hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay lại khiến văn hóa của các quốc gia dễ ảnh hưởng và nhanh thay đổi, theo đó nhu cầu ăn mặc của con người cũng thay đổi mỗi ngày. Ngành may mặc có vai trò lớn trong việc đáp ứng nhu cầu về trang phục của con người ở mọi lứa tuổi và từng hoàn cảnh công việc, cuộc sống lẫn nhau. PTBV ngành dệt may nhằm tận dụng các cơ hội và đối mặt với các thách thức để đem lại nhiều giá trị kinh tế cho các doanh nghiệp nói riêng và cho quốc gia nói chung.

- Kích thích phát triển công nghiệp chế biến và các ngành phụ trợ

Ngành dệt may là một trong các ngành nghề công nghiệp, sử dụng nhiều loại máy móc từ thô sơ cho tới hiện đại. Nguyên liệu đầu vào của ngành dệt may là rất nhiều các sản phẩm của các ngành nghề khác. Ví dụ như bông từ ngành nông

21

nghiệp, màu nhuộm từ ngành hóa chất, chất đốt từ ngành khí đốt. Quá trình sản xuất trong ngành dệt may sử dụng năng lượng điện, nước. Đầu ra của ngành dệt may là các sản phẩm may mặc, cung cấp đồng phục, đồ bảo hộ, …

Ngành dệt may phát triển sẽ gián tiếp thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ là các ngành công nghiệp sản xuất nguyên vật liệu, phụ kiện, phụ tùng linh kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất, chế biến, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh là tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng.

Vì vậy, việc ngành dệt may VN hướng tới PTBV đóng vai trò rất quan trọng để định ra một hướng đi đúng cho việc phát triển ngành công nghiệp chế biến và các ngành phụ trợ cho ngành dệt may.

- Tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động

Dệt may là một trong những ngành thâm dụng lao động nhất so với các ngành nghề khác. Đặc biệt nó có nhiều công đoạn phù hợp cho nhiều trình độ khác nhau. Dệt may có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển vì khu vực này dân số đông và trình độ chưa cao, nhu cầu về việc làm là rất cần thiết.

PTBV ngành dệt may nhằm tạo việc làm ổn định, từng bước nâng cao tay nghề và thu nhập cho người lao động.

Mặt khác, dưới tác động của CMCN 4.0, với trọng tâm là ứng dụng các công nghệ số, kỹ thuật số, trong tương lai, rất nhiều khâu trong chuỗi giá trị ngành dệt may sẽ được sử dụng máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại, tự động hóa cao, rô bốt… thay cho sức lao động của con người.

Điều đáng ngại hơn, tại không ít doanh nghiệp, cán bộ quản lý, trưởng phòng kỹ thuật, công nghệ được lựa chọn, cất nhắc từ những công nhân tiên tiến, có tay nghề tốt nhưng chưa được bồi dưỡng về kỹ năng quản lý, con người, đặc biệt là khả năng ứng dụng công nghệ trong sản xuất, khiến nguồn nhân lực ngành may mặc đã thiếu lại yếu.

Nhiều chuyên gia cho rằng, để duy trì sự phát triển cũng như tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, ngành Dệt may ở mỗi quốc gia không còn cách nào khác phải đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để nắm bắt những công nghệ tiên tiến.

22

Đó cũng là một trong các vai trò mà PTBV ngành dệt may hướng tới. Song song với quá trình đầu tư công nghệ mới, ngành dệt may cần chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực thì mới khai thác được tốt các cơ hội thị trường cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh. Bên cạnh đó, việc nâng cao chất lượng lao động cũng nhằm nâng cao giá trị giờ lao động và đảm bảo các quyền lợi chính đáng của họ.

- Cung cấp sản phẩm đảm bảo chất lượng và giá thành cạnh tranh

Ngành dệt may đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng một trong những nhu cầu bức thiết của con người đó là nhu cầu mặc. Từ trẻ sơ sinh cho đến người cao tuổi, trong mọi hoàn cảnh họ đều cần các loại trang phục phù hợp. Ngoài mục đích che chắn và bảo vệ cơ thể, ngày nay trang phục còn góp phần làm tôn lên vóc dáng hoặc khắc phục các khuyết điểm của mỗi cá nhân khác nhau. Tùy từng điều kiện kinh tế và công việc, hoàn cảnh xuất hiện, mà mỗi người sẽ có cách lựa chọn trang phục phù hợp với sở thích của riêng mình. Ngành dệt may đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp và thỏa mãn nhu cầu mặc của tất cả mọi người. Chính vì vậy, ngành may mặc được rất nhiều các đối tượng tập trung khai thác và cạnh tranh rất khốc liệt. Việc hướng tới PTBV sẽ giúp cho ngành dệt may ở mỗi quốc gia nâng cao tính cạnh tranh để đảm bảo cả về chất lượng và giá thành sản phẩm, đáp ứng nhu cầu cho thị trường trong và ngoài nước.

- Tận dụng phụ phẩm, phế phẩm của ngành, bảo vệ môi trường

Dệt may là một trong các ngành sử dụng một lượng lớn các loại nguyên phụ liệu khác nhau và thời gian sử dụng sản phẩm dệt may cũng rất ngắn. Đi đôi với sự phát triển của ngành đó là vấn đề môi trường bị ảnh hưởng. Trong quá trình hoạt động của các nhà xưởng may mặc có phát sinh các chất gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và hệ sinh thái xung quanh. Vì vậy việc lập kế hoạch bảo vệ môi trường xưởng may mặc là hết sức cần thiết, ngành dệt may cần phải phân tích và hướng tới việc sử dụng các nguyên vật liệu có khả năng phân hủy và giảm lượng chất thải ra môi trường. Nghiên cứu và tái sử dụng các phế phẩm dệt may cho các ngành nghề hoặc lĩnh vực phù hợp. PTBV hướng tới môi trường để bảo vệ nguồn sinh thái

23

chung của cả nhân loại, không vì tập trung khai thác lợi nhuận mà làm ảnh hưởng, hủy hoại môi trường sống của con người.

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững ngành dệt may việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 29 - 33)