8. Kết cấu của luận văn
3.1.4. Cơ sở pháp lý
Việt Nam được xem là “người khổng lồ mới nổi” trong ngành dệt may toàn cầu với sự phát triển nhanh chóng và bền vững qua các năm, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việt Nam có khoảng 6.000 công ty sản xuất hàng dệt may đang hoạt động; 84% trong số đó thuộc sở hữu tư nhân, 15% có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và 1% còn lại thuộc sở hữu nhà nước. Ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam sử dụng khoảng 2,5 triệu lao động trong cả nước với mức lương trung bình khoảng 239 USD hàng tháng. Sản xuất hàng dệt may chiếm khoảng 70% tổng số doanh nghiệp trong ngành này với công đoạn cắt-may chiếm tới 85% xuất khẩu. Kể từ khi Luật Lao động năm 2012 được thông qua, thị trường lao động và quan hệ công nghiệp trong nước đã được cải thiện đáng kể. Việt Nam đã thu hút sự chú ý của thế giới trong lĩnh vực dệt may do chi phí lao động và chi phí thuê nhà xưởng thấp cùng với các chính sách thuận lợi như Luật Đầu tư nước ngoài. Để khắc phục những khó khăn của ngành dệt may do phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu thiết bị, máy móc, nguyên liệu thô và phụ kiện cũng như sự cạnh tranh gay gắt từ Campuchia và Bengal (do mức tiền công thấp hơn Việt Nam)…, chính phủ đã bắt đầu đầu tư mạnh vào phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam. Chính phủ cũng tạo điều kiện cho các nhà sản xuất hàng dệt may trong nước có cơ hội nâng cao khả năng gia tăng giá trị, phát triển thương hiệu riêng, trở thành nhà sản xuất thiết kế ban đầu thay vì chỉ hoạt động như các nhà thầu phụ và gia công… Hơn nữa, Việt Nam có lợi thế với nhu cầu thị trường dệt may trong nước đang tăng lên, với lực lượng người tiêu dùng trẻ tuổi, tốc độ đô thị hóa gia tăng và thu nhập khả dụng ngày càng tăng, thị trường trong nước đang thu hút các thương hiệu quốc tế lớn. Doanh số bán lẻ trong nước đang tăng với tốc độ 20% hàng năm và chi tiêu cho dệt may là hạng mục cao thứ hai tại Việt Nam, ngay sau chi tiêu cho các mặt hàng thực phẩm.
Chính vì thực trạng và tiềm năng phát triển của ngành dệt may VN, chính phủ đã phê duyệt quyết định 3218/QĐ-BCT trong đó có các mục tiêu chung:
85
Giai đoạn 2013 đến 2015: tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành đạt 12% đến 13%/năm, trong đó ngành dệt tăng 11% đến 12%/năm, ngành may tăng 13% đến 14%/năm. Tăng trưởng xuất khẩu đạt 10% đến 11%/năm. Tăng trưởng thị trường nội địa đạt 9% đến 10%/năm;
Bảng 3. 2.Các mục tiêu cụ thể của ngành dệt may đến năm 2030 (Quyết định 3218/QĐ-BCT)