Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững ngành dệt may việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 53 - 56)

8. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của Việt Nam

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của VN có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn địa điểm đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài vào VN và ảnh hưởng đến sự phát triển ngành dệt may VN qua từng giai đoạn.

Vị trí địa lý: VN là một quốc gia nằm ở cực đông nam bán đảo Đông Dương. Có đường bờ biển dài, là trung tâm giao thương thuận lợi về đường biển. Diện tích vùng biển thuộc chủ quyền của VN chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km² biển Đông. Đặc biệt, VN có vị trí nằm gần với các nguồn nguyên liệu (các nhà máy sản xuất sơ, sợi, vải, phụ liệu cho ngành may ,… phần lớn đặt tại Trung Quốc), điều này giúp rút ngắn thời gian vận chuyển nguyên phụ liệu cho sản xuất.

Địa hình: Địa hình VN có núi rừng chiếm khoảng 40%, đồi 40%, và độ che phủ khoảng 75% diện tích đất nước. Có các dãy núi và cao nguyên như dãy Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Sơn La ở phía bắc, dãy Bạch Mã và các cao nguyên theo dãy Trường Sơn ở phía nam. Mạng lưới sông, hồ ở vùng đồng bằng châu thổ hoặc miền núi phía bắc và Tây Nguyên. Đồng bằng chiếm khoảng một phần tư diện tích, gồm các đồng bằng châu thổ như đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long và các vùng đồng bằng ven biển miền trung, là vùng tập trung dân cư. Đất canh tác chiếm 17% tổng diện tích đất VN. Cấu trúc địa hình khá đa dạng tạo nên một cảnh quan nhiều màu sắc cho VN, là địa điểm thu hút đầu tư và du lịch trong khu vực và trên thế giới.

Đất đai: Đất chủ yếu là đất ferralit vùng đồi núi (ở Tây Nguyên hình thành trên đá bazan) và đất phù sa đồng bằng. Ven biển đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long tập trung đất phèn. Rừng ở VN chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới khu vực đồi núi còn vùng đất thấp ven biển có rừng ngập mặn. Đất liền có các mỏ khoáng sản như phốt phát, vàng. Than đá có nhiều nhất ở Quảng Ninh. Sắt ở Thái Nguyên, Hà Tĩnh.

44

Ở biển có các mỏ dầu và khí tự nhiên. Đặc điểm của đất đai VN cho thấy tiềm năng phát triển nông nghiệp trồng bông vải ở khu vực Tây Nguyên, là một loại nguyên liệu quan trọng trong ngành sợi.

Khí hậu: VN có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết biến động thường xuyên. Phía bắc dãy Bạch Mã có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc lạnh và khô vào mùa đông tạo nên mùa đông lạnh; gió tây nam nóng khô và đông nam ẩm ướt vào mùa hè. Phía nam có gió đông bắc vào mùa khô và gió tây nam vào mùa mưa. Do nằm dọc theo bờ biển, khí hậu VN được điều hòa một phần bởi các dòng biển và mang nhiều yếu tố khí hậu biển. Độ ẩm tương đối trung bình là 84% suốt năm. Hằng năm, VN trải qua các đợt lụt và bão, có lượng mưa từ 1.200-3.000 mm, số giờ nắng khoảng 1.500 đến 3.000 giờ/năm và nhiệt độ từ 5°C - 37°C. Nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,5 độ Celsius trong vòng 50 năm (1964–2014). Cùng với quá trình phát triển kinh tế, tình trạng ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường ngày càng gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của Việt Nam trong trung và dài hạn. Đặc biệt, ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất đai tại các đô thị, khu dân cư lớn, các làng nghề đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Trước những biến đổi khí hậu, thực tế đòi hỏi phải có các chính sách phù hợp nhằm thích ứng, giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường cho phát triển bền vững trong dài hạn thông qua tái cơ cấu lại các ngành kinh tế. Đồng thời, hạn chế bớt những ngành phụ thuộc nhiều vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên không tái tạo, giá trị gia tăng và hiệu quả kinh tế thấp. (Nguồn: Bộ Ngoại Giao)

45

Hình 2. 1.Bản đồ Việt Nam trong khu vực (Nguồn: Bản đồ hành chính VN)

Tình hình xã hội: Giai đoạn 2005 đến nay, Nước ta bước vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 trong bối cảnh có nhiều thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đều lớn, đan xen nhau. Trên thế giới, hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo; toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế sẽ được đẩy nhanh; đầu tư, lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ, lao động và vốn ngày càng mở rộng. Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục phát triển năng động, hợp tác trong khu vực, nhất là ASEAN ngày càng mở rộng tạo thêm điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mỗi quốc gia.

Tuy nhiên, tình hình thế giới và khu vực vẫn chứa đựng nhiều yếu tố phức tạp, khó lường; các tranh chấp, xung đột cục bộ, cùng với hoạt động khủng bố quốc tế có thể gây mất ổn định ở khu vực và nhiều nơi trên thế giới. Các vấn đề mang tính toàn cầu như dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, khan hiếm các nguồn năng lượng và nguyên vật liệu, khoảng cách giàu nghèo... sẽ càng trở nên gay gắt hơn.

46

Ở trong nước, chúng ta có được thuận lợi rất cơ bản là những thành tựu to lớn và những bài học kinh nghiệm quan trọng sau 20 năm đổi mới, nhưng cũng còn nhiều yếu kém, khuyết điểm; trong khi yêu cầu hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới ngày càng khẩn trương và sâu rộng hơn.

Tình hình kinh tế: Kinh tế VN là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phụ thuộc cao vào xuất khẩu thô và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là nền kinh tế lớn thứ 6/11 ở Đông Nam Á; lớn thứ 44 trên thế giới xét theo quy mô GDP danh nghĩa hoặc lớn thứ 34 nếu xét GDP theo sức mua tương đương (năm 2016), đứng thứ 127 xét theo GDP danh nghĩa bình quân đầu người hoặc đứng thứ 117 nếu tính GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương. Tổng sản phẩm nội địa GDP năm 2016 là 202 tỷ USD theo danh nghĩa hoặc 595 tỷ USD theo sức mua tương đương.

Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng ở VN một hệ thống kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Xét về mặt kinh tế, VN là quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Nhóm Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, ASEAN. VN tham gia các hiệp định thương mại tự do đa phương với các nước ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và một số nước khác. VN cũng đã ký với Nhật Bản một hiệp định đối tác kinh tế song phương. (Nguồn: Bộ Ngoại Giao)

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững ngành dệt may việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 53 - 56)