Xuất các chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững ngành dệt may

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững ngành dệt may việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 40 - 41)

8. Kết cấu của luận văn

1.1.5. xuất các chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững ngành dệt may

Căn cứ vào các tiêu chí của PTBV là đảm bảo 3 mặt của sự phát triển: Kinh tế, Xã hội, Môi trường. Kết hợp với việc tham khảo bộ chỉ tiêu đánh giá PTBV của 1 số ngành nghề khác, tác giả đề xuất bộ chỉ tiêu đánh giá PTBV cho ngành dệt may như sau:

- Các chỉ tiêu đo lường về mặt kinh tế

• Tốc độ tăng trưởng của ngành nhanh và đảm bảo trong thời gian dài; • Tỷ suất lợi nhuận bình quân của ngành cao;

• Năng suất sản lượng của ngành cao so với ngành khác;

• Tạo chuỗi giá trị liên kết ngành dệt may với các ngành phụ trợ; - Các chỉ tiêu đo lường về mặt xã hội

• Tạo thêm việc làm ổn định cho người lao động;

• Xây dựng văn hóa, đạo đức trong sản xuất kinh doanh ngành dệt may; • Góp phần chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng có lợi;

• Tỷ lệ lao động đang làm việc trong ngành đã qua đào tạo cao; - Các chỉ tiêu đo lường về mặt môi trường

• Mức độ khai thác tài nguyên phục vụ cho ngành dệt may;

• Ảnh hưởng của chất thải ngành dệt may đối với môi trường (nước xả trong quá trình dệt nhuộm, xử lý xơ, bông, hóa chất thải ra trong quá trình dán keo và xử lý trong sản xuất giày dép …);

31

Bộ chỉ tiêu trên phải luôn được cập nhật tình hình thực tế và vận dụng linh hoạt trong việc đánh giá PTBV ngành dệt may cho phù hợp với từng giai đoạn. Ngành dệt may VN đạt ngưỡng PTBV khi các nội dung trên đạt bền vững. Nếu kết quả đánh giá có nội dung nào đó chưa đạt bền vững thì cần tìm ra nguyên nhân và có giải pháp để cải thiện tình hình phát triển của ngành.

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững ngành dệt may việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 40 - 41)