Định hướng phát triển ngành dệt may VN

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững ngành dệt may việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 91 - 94)

8. Kết cấu của luận văn

3.1.3. Định hướng phát triển ngành dệt may VN

Thời gian gần đây, khi Hiệp định Ðối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực, nhiều người bày tỏ sự quan tâm, hiệp định sẽ mang lại một số lợi thế cho các DN dệt may Việt Nam:

Tham gia CPTPP sẽ giúp các DN mở rộng thị trường xuất khẩu khi thị trường này có tới 500 triệu người, nhất là các thị trường như Ca-na-đa, Mê-hi-cô và Pê-ru mà Việt Nam chưa có hiệp định thương mại (FTA). Mặt khác, sẽ giúp DN tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh khi thuế suất giảm dần về mức 0%; thúc đẩy cải cách thể chế, tạo môi trường thông thoáng, minh bạch hơn, … Tuy nhiên, các DN cũng phải đối diện nhiều thách thức khi quy định xuất xứ từ sợi của CPTPP sẽ đánh vào điểm yếu nhất của ngành. Các đối thủ cạnh tranh làm hàng xuất khẩu với Việt Nam như Băng-la-đét, Pa-ki-xtan, Ấn Ðộ, … nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ của họ khi

82

giảm thuế thu nhập DN, giảm thuế nhập khẩu, miễn thuế nguyên liệu và năng lượng cho hàng dệt may xuất khẩu.

Khi tham gia CPTPP, ngành dệt may sẽ có cơ hội mở cửa thị trường, tiếp cận sâu hơn vào các thị trường dệt may phi truyền thống với dệt may Việt Nam như Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a,… Thế nhưng, ngành dệt may cũng đối diện khó khăn như muốn được hưởng lợi ích về thuế quan mang lại, phải chứng minh được xuất xứ từ khâu sợi trở đi. Trong khi với các đơn hàng may ở nước ta chủ yếu là gia công, nguồn vải hầu hết nhập khẩu thì việc đáp ứng yêu cầu về xuất xứ từ sợi trở đi hết sức khó khăn.

Mặt khác, để được hưởng ưu đãi về thuế, DN xuất khẩu cần bảo đảm các yêu cầu về tuân thủ nghĩa vụ chứng minh xuất xứ, nghĩa vụ khai báo DN, nghĩa vụ lưu trữ hồ sơ, chứng từ rất nghiêm ngặt, ... Do đó, DN phải tìm hiểu kỹ những nội dung liên quan đến ngành dệt may của CPTPP, nhất là lộ trình giảm thuế, yêu cầu xuất xứ và chứng nhận xuất xứ, phòng vệ thương mại, các rào cản kỹ thuật, … có sự phối hợp với các DN mạnh đầu tư sản xuất vải, phụ liệu tại các khu công nghiệp dệt may lớn. DN khi đầu tư phải chú trọng chuyển giao công nghệ, lồng ghép chương trình đào tạo cán bộ quản lý kỹ thuật, công nghệ khi ký hợp đồng mua máy móc, thiết bị; tăng cường liên kết giữa các DN trong nước với nhau, giữa DN trong nước với DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Ngoài ra, cần nghiên cứu hình thành chuỗi liên kết dệt - may – phụ liệu tại mỗi vùng để đáp ứng yêu cầu xuất xứ, xây dựng các trung tâm cung ứng nguyên, phụ liệu tại các thành phố lớn để chủ động nguồn cung; hình thành các trung tâm thiết kế, cung cấp các mẫu thiết kế, bộ sưu tập để DN đẩy mạnh làm hàng FOB (mua nguyên liệu sản xuất bán thành phẩm), ODM (sản xuất "thiết kế" gốc).

Sức cạnh tranh trên thị trường sẽ ngày càng gay gắt. Xu hướng bảo hộ mậu dịch có xu hướng gia tăng khiến cho các DN xuất khẩu dệt may không khỏi lo ngại. Tuy nhiên, việc Hiệp định CPTPP đã đi vào thực thi và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và châu Âu (EVFTA) có hiệu lực trong thời gian tới sẽ là cơ hội để ngành dệt may chiếm lĩnh thị phần và mở rộng thị trường. Ðể các DN thật sự phát

83

triển, ngành dệt may đang có một số lợi thế về nguồn lao động do chúng ta đang ở thời kỳ "cơ cấu dân số vàng". Chi phí nhân công ở Việt Nam rẻ hơn một số nước khác như Trung Quốc, Thái-lan, In-đô-nê-xi-a, Phi-li-pin,… Việt Nam cũng đã ký nhiều hiệp định thương mại thế hệ mới, có và sắp có hiệu lực như Việt Nam - Hàn Quốc, Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu, Việt Nam - EU, CPTPP,… sẽ là những cơ hội để DN đẩy mạnh phát triển. Tuy nhiên, ngành vẫn còn một số yếu kém, bất cập như nguồn nguyên phụ liệu hầu hết phụ thuộc vào nước ngoài, phương thức gia công xuất khẩu là chủ yếu (chiếm 65%), hàng FOB chiếm 25%, ODM và OBM (sản xuất "thương hiệu" gốc) chiếm 10%. Trình độ công nghệ chỉ ở mức trung bình; trình độ lao động dệt may thấp (lao động phổ thông chiếm 75,9%, sơ cấp, trung cấp chuyên nghiệp chiếm 17,3%, cao đẳng, đại học và trên đại học chiếm 6,8%), …

Do đó, Nhà nước cần hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các cơ sở đào tạo dệt may; xác định vị trí, vai trò của công nghiệp dệt may so với các ngành khác giai đoạn từ 10 đến 20 năm tới để có chính sách phù hợp trong trung hạn và dài hạn; quy hoạch và cấp phép các khu công nghiệp dệt may lớn, tránh chồng chéo, nâng cấp hạ tầng, hỗ trợ vốn ODA cho xử lý nước thải,… Có thể thấy, sự phát triển của ngành dệt may thời gian qua đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu). Tuy nhiên, bên cạnh sự nỗ lực của các DN, rất cần Nhà nước, các bộ, ngành liên quan có cơ chế, chính sách hỗ trợ về vốn, ưu đãi thuế, đất đai và cắt giảm thủ tục hành chính, … nhằm tạo "bệ đỡ" giúp ngành dệt may phát triển.

Kiên trì theo đuổi mục tiêu về tăng trưởng chất lượng và bền vững, chú trọng vào chất lượng đơn hàng, khách hàng, phấn đấu giữ vị trí tốp 5 nhà sản xuất được khách hàng ưu tiên đặt hàng. Ðể đạt được điều này, Vinatex đã tập trung phát triển theo chiều sâu, quan tâm bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp, nâng cấp, đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại đạt chuẩn quốc tế để sản phẩm đạt độ chính xác, năng suất lao động cao, đòi hỏi số lượng lao động ít, nâng cao thu nhập để thu hút được số lượng lớn người lao động. Ðồng thời, Vinatex lựa chọn các đơn hàng khó, đòi hỏi kỹ

84

thuật cao nhằm giảm đến mức thấp nhất biến động có thể đến với DN khi thị trường chung gặp khó khăn.

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững ngành dệt may việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 91 - 94)