Giải pháp PTBV về mặt kinh tế

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững ngành dệt may việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 99 - 101)

8. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Giải pháp PTBV về mặt kinh tế

Thứ nhất, các doanh nghiệp dệt may phải nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn: Minh bạch hoạt động và báo cáo tài chính. Nâng cao chất lượng đào tạo nhân viên cho doanh nghiệp. Thiết kế các kế hoạch và tài liệu hướng dẫn quản lý rủi ro, các chi phí quản lý doanh nghiệp. Đào tạo nhân viên chuyên sâu về quản lý tài chính/vốn…

Thứ hai, ngành dệt may VN cần phải tạo chuỗi giá trị: Khảo sát và dự đoán thị trường, thiết kế sản phẩm mới dẫn đầu và định hình xu hướng trang phục trong nước và quốc tế. Tăng cường quản lý chất lượng, thử nghiệm, chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực; xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật sản phẩm dệt may phù hợp và hài hòa với quốc tế; nâng cao năng lực tư vấn, nghiên cứu triển khai, chuyển giao công nghệ, khả năng thiết kế và sáng tác mẫu của

90

các Viện nghiên cứu. Phải xây dựng tiêu chuẩn và gia tăng gia trị cho từng bước công đoạn, có như thế mới tạo được giá trị tốt nhất cho sản phẩm cuối cùng.

Thứ ba, Giải pháp về thị trường: Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, mở rộng thị trường nội địa. Tiếp tục xuất khẩu tại các thị trường truyền thống như: Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường mới, những thị trường ngách như Hàn Quốc, khối BRIC, khối ASEAN, khối châu Phi, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, ...

Các doanh nghiệp dệt may VN cần tập trung vào thực hiện đề án Thời trang hóa sản xuất và kinh doanh ngành Dệt may cùng với việc đẩy mạnh xây dựng thương hiệu sản phẩm trong nước và khu vực. Vào thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp dệt may không nên quá tập trung vào một thị trường mà cần chuyển hướng sang các thị trường còn nhiều tiềm năng như Trung Cận Đông, châu Phi, châu Úc… Các doanh nghiệp cần đầu tư cơ sở sản xuất kỹ thuật, tận dụng lợi thế sân nhà, củng cố và mở rộng mạng lưới phân phối để giữ vững thị trường nội địa, đồng thời đẩy mạnh việc liên doanh, liên kết với các đối tác để đầu tư mạnh hơn vào việc sản xuất vải, phụ liệu ngay ở trong nước…

Tổ chức và mở rộng mạng lưới bán lẻ trong nước, đổi mới phương thức tiếp thị xuất khẩu, quan tâm đến việc xây dựng, quảng bá thương hiệu, hình ảnh của ngành dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Tiếp tục phát triển mạng lưới tiêu thụ để chiếm lĩnh thị trường nội địa, Tổng công ty dệt may (VINATEX) có thể là đầu mối tập hợp các doanh nghiệp dệt may trong cả nước để hình thành hệ thống cửa hàng - siêu thị kinh doanh hàng thời trang dệt may, trước hết mở tại các thành phố lớn để trong một vài năm tới hệ thống cửa hàng siêu thị này sẽ có mặt hầu hết tại các tỉnh thành, thành phố lớn trong cả nước. Nâng cao vai trò và tăng cường hơn nữa chức năng hoạt động của Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) trong việc tổ chức thông tin kịp thời tình hình thị trường cho doanh nghiệp, tổ chức các hoạt động xây dựng hình ảnh tốt đẹp về ngành dệt may Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm, xúc tiến xây dựng một số thương hiệu nổi tiếng mang tính quốc gia tại các thị trường xuất khẩu, tổ chức các hoạt động

91

xâm nhập mạng lưới bán lẻ tại thị trường nước ngoài, đề xuất các chế độ, cơ chế, chính sách tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp trong ngành.Nghiên cứu và thiết lập các tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp thông lệ quốc tế để bảo vệ các doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước.

Thứ tư, Tiếp tục nâng cao năng suất lao động: Hiện tại năng suất lao động kỹ thuật của Dệt may Việt Nam đã đạt tương đương các quốc gia cạnh tranh chính như Ấn Độ, Bangladesh, Mexico, Indonesia. Cao hơn các quốc gia Trung mỹ - Caribe, Myanma, Campuchia. Đạt 80% năng suất của Trung Quốc với đơn hàng lớn, và trên 90% với đơn hàng vừa và nhỏ. Mục tiêu, năng suất lao động kỹ thuật của Việt Nam phải đạt trong top 3 quốc gia đứng đầu thế giới để đảm bảo duy trì và đạt được vị trí là quốc gia xuất khẩu Dệt may lớn từ thứ 3- 5 trên thế giới. Đây cũng là giải pháp căn bản để hạn chế bớt ảnh hưởng của việc giảm giá đồng tiền của các quốc gia canh tranh chính như Trung Quốc (giảm 6% năm 2015), Malaysia (giảm 17%), Ấn độ (giảm 4%), Pakistan (giảm trên 6%), Indonesia (14%), đồng euro và đồng Yên yếu cũng làm giảm nhu cầu nhập khẩu của 2 thị trường này.

Thứ năm, giải pháp về sản phẩm mới: Tập trung nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới cho nhiều phân khúc tiêu dùng khác nhau. Xây dựng các trung tâm thiết kế thời trang ở các thành phố lớn, nơi tập trung nhiều đối tác nước ngoài và nguồn nhân sự chất lượng cao.

Thứ sáu, giải pháp về chuỗi cung ứng: Ngành dệt may VN phải tham gia được chuỗi cung ứng toàn cầu bằng cách thúc đẩy phát triển ngành trồng bông vải, khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào lĩnh vực dệt, sợi, chỉ, cúc, dây kéo,… Xây dựng mô hình kho bãi theo tiêu chuẩn quốc tế, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý vật tư và hàng hóa. Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ vận tải, rút ngắn thời gian luân chuyển hàng hóa và bán thành phẩm nhằm giảm chi phí và đáp ứng tốt nhất thị trường.

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững ngành dệt may việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 99 - 101)