Thực tiễn ngành dệt may Việt Nam cần phải phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững ngành dệt may việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 50 - 53)

8. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Thực tiễn ngành dệt may Việt Nam cần phải phát triển bền vững

Vấn đề giải quyết việc làm: Hiện tại khi đất nước còn đang nghèo, các ngành sản xuất nói chung và ngành dệt may nói riêng vẫn còn lạc hậu thì phương thức gia công vẫn còn có ý nghĩa rất to lớn trong vai trò giải quyết việc làm cho một lực lượng lớn lao động trong xã hội.

Các đối thủ cạnh tranh: Trong xu thế hội nhập sâu rộng hiện nay, ngành dệt may Việt Nam đang phải cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ làm hàng xuất khẩu như Bangladesh, Pakistan, Ấn Độ… Bởi các nước này đang nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ của họ khi giảm thuế thu nhập DN, giảm thuế nhập khẩu, miễn thuế nguyên liệu và năng lượng cho hàng dệt may xuất khẩu. Tận dụng các thế mạnh về dân số trẻ, chi phí lao động thấp và nguồn tài nguyên dồi dào, các quốc gia như Lào, Campuchia, Myanmar cũng đang đẩy mạnh các chính sách đầu tư và đang trở thành các đối thủ cạnh tranh trên thị trường dệt may hiện nay.

Yêu cầu về các tiêu chuẩn chung: Việt Nam đứng hạng cao trong danh sách các quốc gia xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất trên thế giới nhưng lại nổi tiếng hơn về chi phí sản xuất thấp và tiêu chuẩn môi trường kém. Quá trình sản xuất của ngành từ giai đoạn xử lý nguyên liệu thô đến sản xuất thành phẩm tiêu tốn nhiều năng lượng, khai thác, sử dụng và xả nguồn chất thải lớn vào môi trường. Việc sử dụng quá mức cũng xảy ra trong giai đoạn vận chuyển, bán hàng và truyền thông sản phẩm. Nhiều yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng đến viêc tiêu thụ nước và năng lượng. Chẳng hạn, các loại sợi khác nhau được làm từ nguyên liệu có thể tái tạo như cotton, tre và lụa hay các nguyên liệu không thể tái tạo như dầu mỏ thì lượng tiêu thụ nước và năng lượng cũng không giống nhau.

41

Ví dụ, sợi tổng hợp (polyester garments) có nguồn gốc từ dầu mỏ tiêu thụ hơn 70% tổng năng lượng sử dụng tại giai đoạn sản xuất. Các sản phẩm cotton phần lớn dùng năng lượng bởi các khách hàng trong giai đoạn sau bán hàng. Trong khi đó, cây bông là một trong những cây ưa nước nhất. Ngàng dệt may tiêu thụ nhiều năng lượng gây ra các vấn đề nhà kính, một trong những nguyên nhân chính gây biến đổi khí hậu. Đồng thời, môi trường nước cũng bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng nước quá mức và xả thải hóa chất độc hại đã hoặc chưa qua xử lý vào nguồn nước. Các chất thải rắn như vải phế liệu cũng là một ảnh hưởng tiêu cực mà ngành may mặc gây ra.

Qui định trong các hiệp định thương mại: VN hiện nay tham gia kí kết nhiều hiệp định thương mại tự do, trong đó, các điều khoản quy định ngày một khắt khe, đặc biệt là quy định về nguồn gốc xuất xứ trong CPTPP : quy định từ sợi trở đi. Nếu không thay đổi các cách thức hoạt động, Việt Nam có thể sẽ đánh mất vị thế cạnh tranh. Việc hướng đến PTBV của ngành dệt may là một quyết định đúng đắn để VN giữ vững vị thế và gia tăng giá trị cho toàn ngành đối với toàn nền kinh tế của quốc gia, đồng thời giúp nâng cao trình độ và chất lượng cuộc sống cho người lao động, giảm khoảng cách giàu – nghèo trong xã hội.

Nguồn lao động giá rẻ của VN sẽ không còn là lợi thế: Ngành dệt may VN phát triển như ngày nay cũng một phần do lợi thế về nguồn nhân công giá rẻ. Tuy nhiên, xu hướng lương của công nhân dệt may đang có xu hướng tăng và thời gian tới sẽ không còn là thế mạnh cạnh tranh của ngành dệt may VN nữa. Chính vì vậy, việc ngành dệt may VN hướng đến PTBV là vấn đề tất yếu.

42

Biểu đồ 1. 3.Lương tháng tối thiểu của công nhân dệt may của 1 số nước trên thế giới (2017) (đơn vị: USD) (Nguồn :Statista)

43

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững ngành dệt may việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)