Nội dung của phát triển bền vững ngành dệt may

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững ngành dệt may việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 33 - 36)

8. Kết cấu của luận văn

1.1.3. Nội dung của phát triển bền vững ngành dệt may

PTBV ngành dệt may cũng dựa trên nền tảng lí thuyết PTBV, gồm 3 mặt : - PTBV về mặt kinh tế

Yếu tố kinh tế đóng vai trò là yếu tố then chốt và có vị trí quan trọng trong PTBV ngành dệt may. Để phát triển về mặt kinh tế, ngành dệt may phải đảm bảo có lợi nhuận tốt, tức là quá trình tạo ra sản phẩm phải tạo ra giá trị gia tăng, doanh nghiệp phải lấy thu bù chi và có lãi. Muốn vậy, phải đảm bảo các yếu tố đầu vào, đầu ra, tức là các yếu tố đầu vào có chất lượng tốt với giá cả hợp lý đồng thời sản phẩm may mặc phải có tính cạnh tranh cao, tiêu thụ với giá tốt, thị trường đầu ra ổn định.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, để bền vững về mặt kinh tế thì phải tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ở những mắc xích tạo ra giá trị cao nhất, nâng cao nội lực cạnh tranh với thị trường trong và ngoài nước, sản phẩm may mặc phải đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường với giá thành hợp lý nhất.

Phát triển kinh tế không những giúp mang lại vật chất để đảm bảo đời sống con người mà còn là nguồn vốn để phát triển con người, phát triển xã hội trên các mặt, tạo ra sự thịnh vượng hơn cho xã hội. Mặt khác, phát triển kinh tế cũng có điều kiện để dành một phần để tái tạo môi trường đã bị khai thác hoặc bị xâm hại hay ô nhiễm nhằm đảm bảo môi trường sống cho con người trong hiện tại và cho các thế hệ tương lai. Đối với ngành dệt may, PTBV về mặt kinh tế càng có ý nghĩa quan trọng, bởi khi người lao động tham gia chuỗi sản xuất có hiệu quả kinh tế, họ có tiền để trang trải cuộc sống ấm no, phát triển trình độ, kiến thức, ổn định và phát triển xã hội.

Nói tóm lại ngành dệt may muốn PTBV về mặt kinh tế thì bắt buộc phải tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu và tạo được chuỗi giá trị .

- PTBV về mặt xã hội

Yếu tố xã hội của PTBV cần chú trọng vào là đảm bảo sự công bằng, bình đẳng, tạo điều kiện để phát triển con người, đồng thời cho tất cả mọi người cơ hội để

24

xây dựng và phát triển tiềm năng của bản thân. Xây dựng văn hóa cộng đồng, ổn định an ninh và trật tự xã hội.

Việc PTBV ngành dệt may cũng tạo điều kiện thuận lợi để phát triển xã hội, vì trước hết ngành dệt may tạo ra việc làm, tạo ra thu nhập cho người lao động, giúp ổn định đời sống của người lao động. Mặt khác, tiếp cận với công nghệ dệt may hiện đại giúp họ hiểu biết hơn trong công việc, nâng cao dân trí, nâng cao ý thức, nâng cao văn hóa, phát triển lối sống công nghiệp, từ đó góp phần phát triển xã hội.

- PTBV về mặt môi trường

Yếu tố môi trường trong PTBV đòi hỏi chúng ta phải giữ gìn và bảo vệ môi trường tự nhiên, nhằm mục đích duy trì mức độ khai thác tài nguyên thiên nhiên có giới hạn nhất định tạo thuận lợi cho môi trường tiếp tục phát triển, đồng thời hạn chế tối đa việc thải ra môi trường các chất gây ô nhiễm, sử dụng các công nghệ không gây ô nhiễm môi trường hoặc phải có phương pháp xử lý chất thải cho phù hợp, đảm bảo môi trường sống cho con người và các sinh vật khác.

Thực tế ngành dệt may hiện nay, nhất là ngành dệt nhuộm thải ra nguồn nước thải và phế phẩm nhiều nhất. Số lượng ngành dệt nhuộm ở các nước đang phát triển ngày một tăng lên, chính phủ ở các nước này đã ý thức được điều đó và đã có những quy định chặt chẽ về vấn đề xử lý nước thải từ các công ty dệt nhuộm. Điều này vô tình tạo nên 1 làn sóng dịch chuyển các công ty dệt nhuộm sang các nước khác, đặc biệt khu vực Đông Nam Á là nơi các doanh nghiệp này đang hướng tới.

- Mối quan hệ giữa các nội dung PTBV ngành dệt may

PTBV cần có sự phát triển hài hòa và tác động qua lại giữa ba nội dung kinh tế, xã hội và môi trường, từ đó tạo nên mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Đối với từng giai đoạn có thể có sự ưu tiên cho những nội dung PTBV khác nhau: kinh tế, xã hội hay môi trường để phù hợp với mục tiêu phát triển chung. Do vậy, tăng trưởng kinh tế cũng được xem trọng đối với ngành dệt may.

Quan hệ giữa PTBV kinh tế với PTBV xã hội

PTBV về mặt kinh tế có vai trò quan trọng, đặc biệt ở những nước nghèo, những nước đang phát triển, mức sống còn thấp, tích lũy chưa cao, người ta thường ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế hơn hai trụ cột còn lại là xã hội và mội trường, vì vấn

25

đề kinh tế là vấn đề thấy rõ trước mắt, nó tác động trực tiếp và cụ thể vào quá trình sản xuất kinh doanh. Mặt khác, người ta cho rằng, khi đạt được mức tăng trưởng kinh tế, mới có điều kiện để chăm lo các vấn đề phát triển xã hội và bảo vệ hay cải thiện môi trường. Khi sản xuất kinh doanh ngành may mặc phát triển về mặt kinh tế sẽ mang lại sự phồn vinh cho xã hội thông qua thu nhập lần đầu và phân phối lại, tức là những người tham gia vào quá trình sản xuất có thu nhập và những người khác có quan hệ công việc gián tiếp trong xã hội sẽ được phân phối lại. Nói chung, khi ngành dệt may phát triển về mặt kinh tế sẽ tạo ra việc làm ổn định cho người lao động và họ có thu nhập, Nhà nước thu thuế để trang trãi các chi phí khác của xã hội, nâng cao đời sống xã hội, ổn định an ninh trật tự…

Ngược lại, khi ngành may mặc phát triển về mặt xã hội, phát triển con người, người lao động có văn hóa, đạo đức, có trình độ chuyên môn cao sẽ tạo ra hiệu quả kinh tế cao hơn, đem lại nhiều giá trị gia tăng và góp phần phát triển kinh tế.

Quan hệ giữa PTBV kinh tế với PTBV môi trường

Khi ngành dệt may khó khăn về kinh tế, người ta sẽ xem nhẹ vấn đề bảo vệ môi trường. Nhưng khi ngành dệt may phát triển về mặt kinh tế sẽ có nguồn kinh phí để bảo vệ môi trường tốt hơn thông qua việc đầu tư các phương tiện xử lý chất thải đúng qui định, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời, khi ngành dệt may phát triển về mặt kinh tế sẽ làm giảm sức ép lên chính phủ khi có nhiều cơ hội hơn để lựa chọn nhà đầu tư vào các lĩnh vực không gây ô nhiễm môi trường.

Ngược lại, khi môi trường được giữ gìn sạnh sẽ, không bị ô nhiễm, sức khỏe của người lao động tốt hơn, hiệu quả công việc cũng tốt hơn, nhà đầu tư cũng cảm thấy an toàn và thoải mái khi lựa chọn và quyết định đầu tư ở VN. Từ đó, chính phủ sẽ có thêm các nguồn thu, người lao động có việc làm và kích thích các ngành nghề khác cùng phát triển.

Quan hệ giữa PTBV xã hội với PTBV môi trường

Tương tự, mối quan hệ giữa phát triển xã hội và phát triển môi trường cũng tác động qua lại lẫn nhau. Nếu xã hội phát triển, con người phát triển, nhận thức về văn hóa, đạo đức của họ cũng phát triển, lúc đó ý thức bảo vệ môi trường tăng lên. Các đơn vị sản xuất kinh doanh ngành dệt may sẽ không tùy tiện sử dụng các chất độc hại, không xả chất thải ra môi trường bừa bãi. Ngược lại, khi môi trường được

26

giữ gìn tốt, không ô nhiễm, sức khỏe và tinh thần cũng như trí tuệ của con người sẽ tốt hơn, từ đó con người được phát triển thuận lợi hơn, nâng cao nhận thức, xã hội sẽ phát triển. Mặt khác, môi trường phát triển sẽ tác động trực tiếp đến phát triển con người, phát triển xã hội. Hoặc tác động gián tiếp đến xã hội thông qua sự tác động đến quá trình sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế tốt, từ đó tác động đến phát triển xã hội.

Tóm lại, các nội dung PTBV trong ngành dệt may có mối quan hệ qua lại biện chứng với nhau. Dưới sự tác động của thể chế chính sách, các nội dung kinh tế, xã hội và môi trường sẽ phát triển hài hòa tạo nên sự PTBV cho ngành dệt may nói riêng và góp phần vào sự PTBV đất nước nói chung.

Hình 1. 6.Mô tả mối quan hệ giữa các nội dung PTBV của ngành dệt may (Nguồn: Hiệp hội dệt may)

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững ngành dệt may việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)