8. Kết cấu của luận văn
3.2.3. Giải pháp PTBV về mặt môi trường
Một là, Tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát môi trường trong ngành dệt may. Giáo dục ý thức chủ doanh nghiệp, người lao động bảo vệ môi trường
Hai là, Hướng dẫn và hỗ trợ xử lý chất thải bằng các công nghệ tiên tiến nhất, nhằm đảm bảo nguồn xả không chứa chất độc hại ra môi trường.
Ba là, Nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới, các nguyên liệu mới để tạo ra các sản phẩm dệt có tính năng khác biệt, triển khai các chương trình sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn và bảo vệ cho người tiêu dùng; áp dụng các phần mềm trong thiết kế, quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm dệt may.
Bốn là, Xây dựng và thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ trong ngành dệt may theo hướng sản xuất “thân thiện với môi trường”, sản xuất sạch hơn, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao các hóa chất, chất phụ trợ, thuốc nhuộm, hơi, điện, nước, ...
Năm là, Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học công nghệ về môi trường để đáp ứng các yêu cầu về môi trường và rào cản kỹ thuật trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Sáu là, Để tăng tính cạnh tranh, các doanh nghiệp dệt may VN cần cải thiện việc tiêu thụ nhiên liệu. Triệt để thực hiện chủ trương tiết kiệm 10% chi phí của các doanh nghiệp, coi đó như là cơ sở để tăng khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam so với hàng dệt may Trung Quốc. Chỉ có làm như vậy, các doanh nghiệp
94
dệt may mới tạo được giá cả sản phẩm có tính cạnh tranh trên thị trường và được nhiều người tiêu dùng chấp nhận.