8. Kết cấu của luận văn
1.2.2 Khái niệm nguồn nhân lực ngành du lịch, đặc điểm của nguồn nhân lực ngành
lực ngành du lịch
1.2.2.1 Khái niệm nguồn nhân lực ngành du lịch
Nhân lực du lịch là lực lượng lao động tham gia vào quá trình hoạt động và phát triển du lịch, bao gồm lực lượng lao động trực tiếp với du khách và lực lượng lao động gián tiếp, chỉ tham gia vào công tác quản lý điều hành hoạt động du lịch.
Lao động trực tiếp là lực lượng lao động làm việc trực tiếp trong các hoạt động du lịch, gồm lực lượng lao động như phục vụ, lễ tân, dọn phòng, đầu bếp, đội ngũ hướng dẫn viên trong các cơ sở lưu trú, hay các lao động làm việc tại các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ phục vụ cho du khách (quà lưu niệm, thực phẩm, sản phẩm thủ công mỹ nghệ). Nhìn chung Lao động trực tiếp là lực lượng lao động có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người lao động và khách du lịch.
Ngược lại với lao động trực tiếp, lao động gián tiếp là lực lượng lao động không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người lao động với khách du lịch, bao gồm đội ngũ lao động quản lý nhà nước về du lịch, họ có thể hoạch định các chiến lược kinh doanh trong du lịch, hoặc có thể họ sáng tạo, đổi mới các sản phẩm du lịch phù hợp với thị hiếu và nhu cầu ngày càng cao của du khách. Ngoài ra, lực lượng lao động gián tiếp còn là các nhà quản lý trong các doanh nghiệp du lịch, các cơ sở lưu trú, các đại lý lữ hành. Tóm lại, lực lượng lao động gián tiếp là lực lượng lao động làm việc trong các hoạt động của ngành du lịch, đa phần họ la những nhà quản lý, họ không có sự tiếp xúc trực tiếp với khách du lịch.
1.2.2.2 Đặc điểm nguồn nhân lực ngành du lịch
a. Đặc điểm của nhóm Lao động gián tiếp
Nhóm lao động này gồm những người làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, chủ các doanh nghiệp du lịch, các người lãnh đạo, các nhà quản lý
22
trong các doanh nghiệp du lịch, các cơ sở lưu trú, các đại lý lữ hành, vận tải. Vai trò của nhóm lao động này là xây dựng chiến lược phát triển du lịch của địa phương, của vùng, khu vực hay của cả quốc gia, tham mưu đường lối, chính sách phát triển du lịch, họ còn là những cán bộ quản lý các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh tại địa phương.
Ngoài ra nhóm lao động gián tiếp còn là những người làm việc tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục về du lịch, cụ thể như: các trường dạy nghề du lịch, các trung tâm giới thiệu việc làm.
Nhóm lao động này có những đặc điểm:
- Là loại lao động tri thức, với những tư duy sáng tạo ra những sản phẩm trong lĩnh vực kinh doanh du lịch, hoặc đổi mới nâng chất các sản phẩm du lịch đáp ứng với nhu cầu du khách với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp du lịch, cũng như phát triển ngành du lịch tại địa phương.
- Lao động của người lãnh đạo trong hoạt động kinh doanh du lịch là loại lao động tổng hợp, vừa là lao động quản lý vừa là lao động giáo dục, lao động chuyên môn, lao động quản lý về nhân sự, lao động của các hoạt động xã hội khác.
- Lao động thuộc các bộ phận quản lý chức năng bao gồm: là lực lượng lao động ở từng bộ phận chức năng cụ thể tại các cơ nhà nước quản lý về du lịch, các công ty, doanh nghiệp kinh doanh du lịch, cụ thể như: phòng quản lý nhân sự, phòng kế hoạch và đầu tư, phòng tổ chức – hành chính, phòng tài chính – kế toán. Với các nhiệm vụ cụ thể: quản lý, hoạch định chiến lược, phân tích, đánh giá góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng, phát triển cho ngành du lịch tại địa phương hoặc tại các đơn vị kinh doanh du lịch.
- Ngoài ra, còn có các lực lượng lao động hỗ trợ cho lực lượng lao động trực tiếp với du khách, cụ thể như: lực lượng bảo vệ, nhân viên bảo trì, nhân viên vệ sinh môi trường, nhân viên cung ứng hàng hóa, nhân viên chế biến thức ăn.
b. Đặc điểm của nhóm Lao động trực tiếp
Là những lao động trực tiếp tham gia vào quá trình kinh doanh du lịch, trực tiếp phục vụ cho khách du lịch, như: lễ tẫn, phục vụ, tạp vụ, dọn phòng, pha chế, hướng
23
dẫn viên du lịch, thuyết minh viên du lịch, tài xế. Lực lượng lao động này chiếm số lượng rất đông, tuy nhiên do trực tiếp phục vụ cho du khách cho nên họ rất quan trọng đến việc đáp ứng nhu cầu của du khách, cũng như mức độ hài lòng của du khách, ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch của các công ty, doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Chính vì vậy, nhóm lao động này đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn phù hợp và phải tinh thông nghề nghiệp, phải có đạo đức và tinh thần trách nhiệm.
1.2.3 Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch
Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực ngành du lịch về trí tuệ, thể chất và phẩm chất tâm lý – xã hội, cụ thể là về kiến thức chung liên quan đến nghề nghiệp, kiến thức nghề nghiệp, kỹ năng nghề nghiệp, văn hóa; làm gia tăng số lượng và điều chỉnh cơ cấu nguồn nhân lực ngành Du lịch cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và phát triển du lịch trong từng giai đoạn phát triển (Nguyễn Thị Kim Thanh, 2014).