Kinh nghiệm trong nước

Một phần của tài liệu Phát triển nhân lực ngành du lịch thành phố châu đốc đến năm 2025 (Trang 38 - 40)

8. Kết cấu của luận văn

1.5.2Kinh nghiệm trong nước

1.5.2.1 Kinh nghiệm ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ, Bà Rịa - Vũng Tàu có một quần thể thiên nhiên hài hòa với nhiều bãi tắm đẹp, có bán đảo hải đảo, vùng đồi núi bán trung du và vùng thung lũng đồng bằng ven biển và có cả rừng. Ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu thời gian qua có sự phát triển ấn tượng, đã thu hút rất nhiều khách du lịch từ các tỉnh phía Nam và cả nước.

Để đáp ứng kịp thời nhu cầu nhân lực cho ngành, trong những năm gần đây, công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch được Bà Rịa - Vũng Tàu đặc biệt chú trọng theo hướng liên kết giữa trường học và doanh nghiệp cùng đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch. Theo đó, sinh viên được học việc ngay tại các khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng, ngoài ra các sinh viên còn được thực tập tại chính các doanh nghiệp du lịch, các khu du lịch, khách sạn. Sau khi hoàn thành khóa học các sinh viên phải trải qua kỳ thi thực hành và lý thuyết dưới sự giám sát của các giáo viên và cán bộ quản lý của khu du lịch. nhờ đó nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xác định công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành du lịch.

Việc phối hợp với các đơn vị du lịch trong tỉnh để liên kết, đào tạo nguồn nhân lực không chỉ tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thuận lợi rất nhiều trong việc tìm kiếm lao động phù hợp với từng chức danh công việc mà còn giúp nhà trường đào tạo phù hợp với nhu cầu của ngành du lịch, chú trọng nâng cao kỹ năng thực hành, vốn ngoại ngữ cho các sinh viên du lịch.

Ngoài ra, Bà Rịa – Vũng Tàu không chỉ đào tạo nguồn nhân lực du lịch đạt chuẩn trong nước, mà tỉnh đang hướng đến lao động du lịch đạt chuẩn quốc tế. Theo đó, các sinh viên du lịch năm cuối còn được tu nghiệp tại Nhật Bản, được học theo chương

32

trình của Úc, các chương trình đào tạo liên thông từ Trung cấp lên Cao đẳng, Đại học theo chứng chỉ quốc tế của Singapore hoặc theo công nghệ chuyển giao của Đức. Sau khi tốt nghiệp, các sinh viên du lịch sẽ được cấp bằng có giá trị ở hơn 100 quốc gia trên thế giới (Báo Bà Rịa – Vũng Tàu, 2018).

1.5.2.2 Kinh nghiệm ở Quảng Ninh

Là một tỉnh miền núi duyên hải ở địa đầu Ðông Bắc Việt Nam, Quảng Ninh có nguồn tài nguyên du lịch đặc sắc vào loại nhất của cả nước, có nhiều bãi biển đẹp, có cảnh quan nổi tiếng như vịnh Hạ Long - 02 lần được Unesco xếp hạng di sản thiên nhiên thế giới và trở thành 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. Bên cạnh đó là hàng trăm di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật tập trung dọc ven biển, có nhiều Lễ hội đặc sắc như: Lễ hội Yên Tử, Lễ hội đền Cửa Ông. Quảng Ninh đã và đang hấp dẫn, thu hút một lượng lớn du khách.

Để du lịch Quảng Ninh thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngành Du lịch Quảng Ninh đã xác định yếu tố con người đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch và đã rất tích cực chú ý nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch.

Tỉnh Quảng Ninh dành nguồn lực nhất định từ ngân sách nhà nước để tổ chức thực hiện, đồng thời công tác xã hội hóa đào tạo cũng đã được thúc đẩy, tập trung đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề và ngoại ngữ, với hình thức đào tạo mới và đào tạo bồi dưỡng. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, tỉnh Quảng Ninh đã ký kết với các trường đào tạo chuyên ngành về du lịch mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về du lịch tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.

Mặt khác, Quảng Ninh cũng tích cực tranh thủ được nguồn ủng hộ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông qua dự án của tổ chức EU để mở các khóa tập huấn về du lịch có trách nhiệm, các khóa đào tạo viên VTOS (tiêu chuẩn, kỹ năng nghề du lịch Việt Nam). Đặc biệt, tỉnh đã chú trọng ưu tiên phát triển nhân lực du lịch vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số để từng bước tăng cường năng lực tham gia của cộng đồng dân cư địa phương cho phát triển du lịch, nhất là du lịch cộng đồng, sinh thái. Việc thực hiện

33

huy động xã hội hóa từ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch để tham gia đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển du lịch tại các địa phương trong tỉnh cũng đã bước đầu phát huy hiệu quả, gắn kết trách nhiệm cộng đồng trong phát triển du lịch tại mỗi địa phương. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ mục tiêu phát triển ngành Du lịch, tỉnh đã tăng cường hợp tác đào tạo với các trường đại học, cao đẳng trong nước và nước ngoài có năng lực và uy tín để đào tạo nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển mang tính đột phá của ngành Du lịch tỉnh trong những năm gần đây (Báo Quảng Ninh, 2018).

Một phần của tài liệu Phát triển nhân lực ngành du lịch thành phố châu đốc đến năm 2025 (Trang 38 - 40)