Kinh nghiệm nước ngoài

Một phần của tài liệu Phát triển nhân lực ngành du lịch thành phố châu đốc đến năm 2025 (Trang 36 - 38)

8. Kết cấu của luận văn

1.5.1 Kinh nghiệm nước ngoài

Nói đến Singapore là người ta nghĩ đến một quốc đảo nhỏ, xinh đẹp với cuộc sống xanh và du lịch Singapore là một trong những thương hiệu du lịch nỗi tiếng trên thế giới và luôn vượt trội hơn so với các nước trong khu vực.

- Singapore luôn coi trọng việc hoạch định, xây dựng chiến lược và các kế hoạch phát triển du lịch phù hợp cho từng giai đoạn: từ năm 1965 đến nay, Singapore đã hoạch định chiến lược, xây dựng 6 kế hoạch phát triển du lịch khác nhau, đó là: “Kế hoạch Du lịch Singapore” (năm 1968), “Kế hoạch Phát triển du lịch” (năm 1986), “Kế hoạch Phát triển chiến lược” (năm 1993), “Du lịch 21” (năm 1996), “Du lịch 2015” (năm 2005), “Địa giới du lịch 2020” (năm 2012). Trong các chiến lược Du lịch, Singapore luôn quan tâm, chú trọng phát triển các doanh nghiệp du lịch và nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp. Năm 2012, Singapore chi 300 triệu đô Sing để tổ chức các sự kiện du lịch, chi 340 triệu đô Sing phát triển các sản phẩm du lịch, chi 265 triệu đô Sing phát triển nguồn nhân lực du lịch (Báo Quảng Ninh, 2012).

- Xây dựng chương trình đào tạo đa dạng, có tính ứng dụng cao: Tại Học viện Phát triển quản lý MDIS – Một trong những ngôi trường nổi tiếng trong đào tạo nguồn nhân lực Du lịch – Khách sạn tại Singapore. Các khóa học khá đa dạng, từ học nghiệp vụ du lịch cho tới các khóa học chuyên sâu với trang thiết bị học hiện đại, ứng dụng các tiến bộ của khoa học - công nghệ mới. Đồng thời, các học viên được tham gia các lớp thực hành thực tế với đầy đủ các cơ sở vật chất, mô hình phòng mẫu khách sạn, khu nhà hàng, nhà bếp. Ngoài thời gian thực hành tại trường, sinh viên còn phải tham gia 6 tháng thực tập tại các công ty Du lịch và Khách sạn lớn tại Singapore. Chương trình thực tập (có lương) mang ý nghĩa lớn vì các em được làm việc; va chạm với môi trường làm việc quốc tế chuẩn mực cao tại Singapore. Bên cạnh đó, các sinh viên cũng sẽ tham gia nhiều chuyến đi thực tế đến các khu resort và khu du lịch nổi tiếng tại Singapore và nước ngoài. Các giảng viên tại Học viện Phát triển quản lý MDIS không chỉ có trình độ chuyên môn cao mà còn phải là những nhân sự đang hoặc đã làm việc tại vị trí quản lý

30

trong ngành Du lịch và Khách sạn 4 – 5 sao. Các giảng viên không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn chia sẻ những kinh nghiệm và những câu chuyện thực tế mà họ đã trải qua trong quá trình thăng tiến trong sự nghiệp.

- Ngành du lịch, khách sạn tại Singapore liên tục phát triển trong những năm qua. Để đáp ứng đủ yêu cầu nguồn nhân lực hoạt động trong ngành. Singapore đã đặc biệt đầu tư phát triển Hệ thống giáo dục và đào tạo, nhằm tận dụng được nguồn nhân lực sẳn có trong nước, cũng như thu hút thêm nguồn nhân lực từ các sinh viên quốc tế đến học và làm việc tại Singapore. Quyết định này đã mang đến sự ổn định trong việc phát triển nguồn nhân lực và đưa Singapore trở thành đất nước đứng đầu trong lĩnh vực đào tạo ngành du lịch, khách sạn khu vực Đông Nam Á (Du học Dân trí, 2015).

1.5.1.2 Kinh nghiệm ở Thái Lan

Thái Lan được biết đến như là một thiên đường du lịch với nhiều điểm du lịch đặc sắc mang đậm văn hóa dân tộc. Ngành Du lịch Thái Lan thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, ngành công nghiệp không khói đóng góp 9% GDP của Thái Lan.

Phát triển nguồn nhân lực là một trong những vấn đề ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch phát triển quốc gia. Chính sách về phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch được thực hiện nhằm phục vụ quá trình công nghiệp hóa, được thực hiện bằng những chương trình chủ yếu như:

- Tăng cường giáo dục dạy nghề và kỹ thuật nghiệp vụ du lịch; nhấn mạnh kỹ năng thực hành, phục vụ du lịch.

- Khuyến khích đào tạo nội bộ (đào tạo tại doanh nghiệp du lịch).

- Kêu gọi các chương trình trợ giúp của nước ngoài trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch.

- Chính phủ hợp tác với khu vực tư nhân xây dựng các chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch. Quá trình hợp tác này phản ánh sự liên kết giữa giáo dục và đào tạo nghề, liên kết giữa các hệ thống trường học và doanh nghiệp du lịch (Trần Sơn Hải, 2006).

- Việc đào tạo chuyên môn cho nhân lực du lịch luôn nhận được sự quan tâm của ngành du lịch Thái Lan. Các hướng dẫn viên du lịch Thái Lan được đào tạo

31

ngoại ngữ một cách bài bản, một hướng dẫn viên người Thái thường biết ít nhất 3 ngoại ngữ. Năm 2003, Thái Lan đã thiết lập trung tâm hỗ trợ nhân lực cho du lịch. Trung tâm này hoạt động như một trung tâm hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn cho các đơn vị hoạt động trong ngành với mục tiêu tăng cường đồng bộ chất lượng ngành du lịch Thái Lan.

Một phần của tài liệu Phát triển nhân lực ngành du lịch thành phố châu đốc đến năm 2025 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)