8. Kết cấu của luận văn
2.1.2 Những đặc điểm KT-XH
Châu Đốc có vị trí địa lý khá đặc biệt nằm ở ngã ba sông, nơi sông Hậu và sông Châu Đốc gặp nhau; giữa 4 cửa khẩu kinh tế là: cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên - huyện Tịnh Biên, cửa khẩu quốc gia Khánh Bình - huyện An Phú và cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương - thị xã Tân Châu. Từ vị trí này, thành phố Châu Đốc được xem là cửa ngõ giao thương quan trọng của tỉnh An Giang và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là nơi tập
38
trung hàng hoá buôn bán với Vương quốc Campuchia qua cả hai đường thuỷ và đường bộ (Cổng thông tin điện tử Châu Đốc, 2019).
Vị trí địa lý của Châu Đốc thuộc 3 trục chính của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) như Cần Thơ – Phú Quốc – Châu Đốc. Đây chính là lợi thế cạnh tranh về thị trường của một điểm đến để thu hút nhà đầu tư phát triển chuỗi sản phẩm cung ứng ngành du lịch. Vị trí tốt là một trong những điều kiện để điểm đến nâng cao giá trị và cũng là nền tảng kinh doanh bền vững cho doanh nghiệp đầu tư và khai thác mang lại những tác động tích cực về kinh tế, xã hội và môi trường cho địa phương.
Kinh tế thành phố Châu Đốc tăng trưởng nhanh và mạnh. Năm 2018, doanh thu thông qua chợ đạt 7.046,56/6.172 tỷ đồng, đạt 103,79% kế hoạch, tăng 10,85% so cùng kỳ (689,56 tỷ đồng), trên địa bàn thành phố có 681 hộ cá thể đăng ký hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ với tổng vốn đầu tư là 75,090 tỷ đồng. Tình hình sản xuất tương đối ổn định, đảm bảo triển khai đúng quy định. Tổng diện tích gieo trồng đạt khoảng 19.548,7 ha giảm 284,25 ha so với kế hoạch (19.832,95 ha), năng suất trồng lúa bình quân đạt 6,5 tấn/ha. Tổng sản lượng nuôi trồng cá giống và cá thịt của các hộ nuôi cá trên địa bàn thành phố 4.734 tấn, đạt 58,35% so với kế hoạch. Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa điều đạt và vượt so với kế hoạch, công tác an sinh xã hội luôn được duy trì, toàn thành phố chỉ còn 71 hộ nghèo, 494 hộ cận nghèo (UBND thành phố Châu Đốc, 2018).
Thành phố Châu Đốc được thiên nhiên ưu đãi về cảnh quan và môi trường sinh thái tự nhiên, có nhiều di tích được xếp hạng cấp quốc gia, thế mạnh về du lịch tâm linh đặc biệt là Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam thu hút hơn 4 triệu du khách mỗi năm. Để phát huy tối đa tiềm năng thế mạnh phát triển du lịch của thành phố Châu Đốc nói riêng và của tỉnh An Giang nói chung, Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Núi Sam, tỉnh An Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (theo Quyết định số 2089/QĐ-UBND ngày 27/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Núi Sam, tỉnh An Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030).
39
Trong sự phù hợp với định hướng cũng như tiềm lực hiện nay, thành phố Châu Đốc đã xác định phát triển dịch vụ - thương mại – du lịch là khâu đột phá, là trọng tâm nhằm tiến tới đẩy mạnh quảng bá các di tích, thắng cảnh, tiềm năng về dịch vụ, du lịch và thương mại, thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Châu Đốc có các dự án đang được đầu tư, khai thác và các dự án đang được mời gọi đầu tư, cụ thể như:
Các dự án đang thực hiện đầu tư:
- Dự án Khu du lịch sinh thái Thành Đô An Giang (mở rộng), địa điểm: xã Vĩnh Tế, thành phố Châu Đốc, do Công ty Cổ phần Xây dựng Trang trí nội thất Thành Đô thực hiện, với quy mô 91,82 ha, bao gồm: khu điều hành; khu nhà nghỉ Homestay; khu chợ nông thủy sản; khu dịch vụ ăn uống; khu dịch vụ giải trí; khu trồng lúa, tràm bông vàng, nấm, rau sạch, cây ăn trái; khu vực nuôi gia cầm. Dự kiến đến cuối năm 2020 hoàn thành sẽ tạo việc làm cho khoảng 300 – 500 lao động tại địa phương.
- Dự án Khu du lịch Văn hóa tâm linh Bà Chúa xứ - Cáp treo Núi Sam, địa điểm: phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, do Công ty TNHH MGA Việt Nam thực hiện, với quy mô 18 ha, bao gồm: Khu 1 (dưới núi): hệ thống cáp treo, ga đi cáp treo, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, khu hồ bơi, bãi đậu xe, khu xử lý nước thải và rác thải, khu bán đổ lưu niệm; Khu 2 (trên núi): ga đến cáp treo, quảng trường, đền, điện, phủ thờ tâm linh, tượng phật. Dự kiến đến quý II năm 2019 đi vào hoạt động (hiện đang tạo việc làm cho khoảng 200 lao động) sau khi dự án đi vào hoạt động chính thức dự kiến sẽ tạo việc làm cho khoảng 200 – 300 lao động tại địa phương.
- Dự án Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Hạnh Phúc, địa điểm: phường Châu Phú A, thành phố Châu Đốc, do Công ty TNHH Du lịch Hạnh phúc Châu Đốc thực hiện, với quy mô 4 ha, bao gồm: nhà điều hành, nhà hàng, nhà ăn gia đình, bungolow, hồ bơi, sân vườn. Dự kiến đến cuối năm 2020 hoàn thành sẽ tạo việc làm cho khoảng 100 – 150 lao động tại địa phương.
Các dự án đang thực hiện mời gọi đầu tư:
- Dự án Khu vui chơi giải trí nghỉ dưỡng thành phố Châu Đốc (từ Cầu số 4 đến Lẫm Bà Bang), địa điểm: phường Châu Phú B, thành phố Châu Đốc, với quy mô 68 ha,
40
bao gồm: khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải, trung tâm hội nghị, khu vườn tượng, khu sinh thái.
- Dự án Khu du lịch lòng hồ Trương Gia Mô, địa điểm: phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, với quy mô 10 ha, xây dựng nhiều loại hình vui chơi giải trí và tạo cảnh quan du lịch hấp dẫn du khách đến tham quan.
- Dự án Khu du lịch Bắc Miếu Bà, địa điểm: phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, với quy mô 115 ha, bao gồm các khu du lịch nghỉ dưỡng cặp Kênh Vĩnh Tế và Kênh Bờ Xáng và các khu đất thương mại dịch vụ phục vụ khách du lịch (Trung tâm Xúc tiến Đầu tư thành phố Châu Đốc, 2018).
Với định hướng đến năm 2025 ngành du lịch Châu Đốc thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển KT-XH và thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác, nguồn nhân lực du lịch được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ đảm bảo phục vụ và hài lòng du khách khi đến với Châu Đốc. Du lịch phát triển, dẫn đến kinh tế sẽ phát triển, đời sống cả về vật chất và tinh thần của nhân dân cũng sẽ được nâng cao. Với dự báo tình hình phát triển du lịch như thế nguồn nhân lực làm việc trong các điểm dịch vụ lưu trú và ăn uống phục vụ cho du lịch của thành phố dự kiến đến 2025 cần khoảng 5.500 lao động (dự kiến tốc độ tăng bình quân 2% /năm).