Định hướng, phát triển nghề nghiệp cho người lao động, gắn đào tạo với sử

Một phần của tài liệu Phát triển nhân lực ngành du lịch thành phố châu đốc đến năm 2025 (Trang 76 - 79)

8. Kết cấu của luận văn

3.2.5 Định hướng, phát triển nghề nghiệp cho người lao động, gắn đào tạo với sử

với sử dụng

3.2.5.1 Định hướng, phát triển nghề nghiệp cho người lao động

Định hướng, phát triển nghề nghiệp cho người lao động là việc làm hết sức quan trọng, công tác hướng nghiệp kém sẽ tạo gánh nặng cho xã hội, làm mất cân đối ngành nghề trong thị trường lao động, gây lãng phí nguồn nhân lực. Vì vậy, để tạo điều kiện cho người lao động định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở trường của mình đồng thời đáp ứng đúng nhu cầu của xã hội cần phải tích cực tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, giúp học sinh có điều kiện xác định nghề nghiệp trên cơ sở đánh giá năng lực bản thân, phù hợp với sự phát triển KT - XH; từ đó đào tạo nguồn nhân lực du lịch đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của địa phương.

Để tạo điều kiện cho người lao động định hướng nghề nghiệp một cách chính xác, phù hợp với năng lực, sở trường và ngày càng phát triển nghề nghiệp, cần tư ý các vấn đề sau:

- Tích cực tư vấn và hướng nghiệp cho thanh niên để xây dựng lực lượng lao động trẻ, có tay nghề cao phục vụ cho sự phát triển du lịch tại địa phương.

70

- Triển khai tốt công tác hướng nghiệp cho học sinh trong các trường THPT, Trung tâm Giáo dục thường xuyên, để định hướng cho học sinh chọn nghề phù hợp với khả năng và phù hợp với nhu cầu ngày càng phát triển và đầy tiềm năng của ngành du lịch tại Châu Đốc.

- Định hướng nhu cầu nguồn nhân lực du lịch của thành phố Châu Đốc theo kế hoặch 5 năm, để làm cơ sở hướng nghiệp cho học sinh.

Vấn đề tạo động lực để kích thích mọi người chăm học, chăm làm, động viên tính tích cực xã hội của người lao động làm cho họ năng động, thiện chí, cầu tiến, từ đó đi đến sáng tạo là một vấn đề cực kỳ quan trọng. Cần phải cho họ hiểu tiềm năng du lịch và tầm nhìn chiến lượt về du lịch điểm đến của Châu Đốc, cũng như sự phát triển về du lịch và cơ hội việc làm cũng như cơ hội kinh doanh về du lịch đang mở rộng phía trước.

Giáo dục ý thức và tâm lý coi trọng nghề trong thanh thiếu niên các trường phổ thông cơ sở và phổ thông trung học. Thành phố Châu Đốc cần có các biện pháp định hướng, phân luồng cho học sinh ngay khi còn ở bậc phổ thông.

Ngoài ra, cần phải tăng cường công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch. Tập trung phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao về quản trị du lịch, quản trị thương mại, đào tạo các ngành nghề trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch, phát triển đô thị, đặc biệt ưu tiên cho nguồn hướng dẫn viên thông thạo một số ngoại ngữ cần thiết.

3.2.5.2 Gắn đào tạo với sử dụng

Gắn đào tạo với sử dụng là một trong những giải pháp quan trọng nhất trong việc phát triển nguồn nhân lực du lịch, vì vậy cần tập trung các nội dung sau:

- Bên cạnh việc cử cán bộ công chức, viên chức và lao động đi đào tạo thì vấn đề giữ chân cán bộ, công chức, tránh “chảy máu chất xám” cũng là vấn đề cần quan tâm. Vì nếu chỉ quan tâm đến việc cử cán bộ đi đào tạo mà không chú trọng đến công tác bố trí, không có chính sách đãi ngộ, không tạo môi trường làm việc thích hợp, không sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong điều kiện du lịch đang phát triển như hiện nay

71

trên địa bàn thành phố Châu Đốc thì rất khó giữ chân người tài và như vậy thì việc đào tạo chỉ đạt được 50% hiệu quả.

- Hình thành và phát triển thị trường lao động: nghiên cứu thị trường sức lao động để nắm bắt thông tin cung – cầu về thị trường lao động phục vụ cho du lịch, những thông tin về cầu lao động du lịch cần tuyển, các loại ngành nghề mà các công ty, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn đang cần, thông tin về những kỹ năng mới cần đào tạo, bồi dưỡng bổ sung cho người lao động.

- Cần có những chiến lược dài hạn, kế hoạch trung hạn, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch từng năm, ổn định và phát triển về số lượng, chất lượng gắn kết giữa đào tạo và sử dụng. Trên cơ sở đó có kế hoạch xây dựng hệ thống trường lớp, phối hợp với các trường đại học có kế hoạch đào tạo các ngành nghề du lịch mũi nhọn, phù hợp với nhu cầu thị trường lao động tại địa phương.

- Xây dựng mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo, trung tâm giới thiệu việc làm với các đơn vị sử dụng lao động dể hình thành cơ chế đào tạo theo nhu cầu xã hội: các đơn vị sử dụng lao động cần chủ động đến Trường Trung cấp nghề hoặc Trung tâm giới thiệu việc làm của thành phố Châu Đốc để đặt hàng số lượng lao động theo nhu cầu minh, ngược lại các cơ sở đào tạo cũng chủ động nắm bắt các nhu cầu lao động của các công ty, doanh nghiệp để đặt ra kế hoạch đào tạo của mình.

- Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm giới thiệu việc làm. Đây chính là cầu nối quan trọng giữa nhà đào tạo và người sử dụng lao động. Phải có kế hoạch và sự phối hợp chặt chẽ giữa Phòng Lao động Thương binh và Xã hội với Trường Trung cấp nghề, Trung tâm giới thiệu việc làm. Cần phải có các hội chợ giới thiệu về du lịch Châu Đốc và tuyển dụng lao động phục vụ cho du lịch, có thể tuyển dụng lao động ngay tại cơ sở đào tạo.

Châu Đốc cũng cần phài chú trọng bồi dưỡng, đào tạo đối với những cán bộ du lịch có năng lực nhưng chưa có điều kiện tham dự các khóa đào tạo, cập nhận các kiến thức về quản lý, kinh doanh và nghiệp vụ du lịch trong kinh tế thị trường. Phối hợp thực hiện nhiều hình thức đào tạo như đào tạo tập trung, khảo sát, tham quan, tìm hiểu các hoạt động du lịch, học tập mô hình quản lý của các doanh nghiệp du lịch thành công,tổ

72

chức hội thi, báo cáo chuyên đề về cách thức tổ chức điều hành và nghiệp vụ trong khách sạn, nhà hàng, lữ hành.

Một phần của tài liệu Phát triển nhân lực ngành du lịch thành phố châu đốc đến năm 2025 (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)