Chính sách đãi ngộ

Một phần của tài liệu Phát triển nhân lực ngành du lịch thành phố châu đốc đến năm 2025 (Trang 33 - 34)

8. Kết cấu của luận văn

1.3.4 Chính sách đãi ngộ

Kinh tế phát triển, nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của con người luôn đòi hỏi ngày càng cao là một thực tiễn khách quan, chính sách đãi ngộ nhân viên trong ngành du lịch cần phải có lộ trình trung hạn và dài hạn nhằm gắn bó giữa người lao động với doanh nghiệp du lịch và khai thác được năng lực cống hiến của người lao động, đồng thời thu hút và giữ chân những lao động có kinh nghiệm và chuyên môn cao. Chính sách đãi ngộ tốt sẽ thu hút được người tài, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từ đó góp phần phát triển hoạt động du lịch của doanh nghiệp.

Các chiến lược đầu tư vào hệ thống an sinh xã hội như các chính sách về thu hút lao động du lịch, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm y tế bắt buộc là động lực khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo của người lao động, tạo điều kiện để họ hăng say lao động, phát triển khả năng sáng tạo. Nếu hệ thống chính sách xã hội không đảm bảo nó sẽ trở thành rào cản kìm hãm năng lực của người lao động.

Chính sách đãi ngộ cần phải đồng bộ cả về vật chất lẫn tinh thần như: tiền lương, thưởng; phụ cấp, làm thêm giờ, trợ cấp khó khăn; phúc lợi, bảo hiểm, nghỉ phép,

27

tham quan du lịch; khen thưởng. Trong đó, tiền lương và khen thưởng là các yếu tố quyết định, vì nó sẽ thỏa mãn nhu cầu đời sống vật chất của người lao động, tuy nhiên đây cũng là một thách thức đối với doanh nghiệp du lịch. Ngoài ra yếu tố tinh thần cũng không kém phần quan trọng, doanh nghiệp du lịch cần phải tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp và thân thiện cho người lao động thoải mái khi làm việc, tạo điều kiện để người lao động có thể phát huy tối đa năng lực làm việc, tăng cường khả năng sáng tạo trong công việc.

Hệ thống các chính sách xã hội cũng là một trong những nhân tố liên quan đến nguồn nhân lực, đến thị trường sức lao động. Hệ thống các chính sách xã hội nhằm vào mục tiêu vì con người, phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, với phương hướng phát huy nhân tố con người trên cơ sở đảm bảo công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân, giải quyết tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt với việc chăm lo lợi ích lâu dài, giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội.

Một phần của tài liệu Phát triển nhân lực ngành du lịch thành phố châu đốc đến năm 2025 (Trang 33 - 34)