Trách nhiệm xã hội công ty (CSR) và các bên liên quan

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Nhận thức trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR), niềm tin, cam kết gắn bó và hành vi trách nhiệm xã hội của nhân viên Công ty Cổ phần đầu (Trang 28 - 29)

5. Kết cấu đề tài

1.1.1.3. Trách nhiệm xã hội công ty (CSR) và các bên liên quan

Các bên liên quan/hữu quan (stakeholder) của một công ty theo mô hình lý thuyết của CSR là các cá nhân và tổchức có quyền lợi, trách nhiệm, có ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động của công ty (Freeman, 1984). Các bên liên quan là khách hàng, nhân viên, nhà cung cấp, ban giám đốc, chủ sở hữu, cổ đông, cơ quan nhà nước, đoàn thể, các nhóm chính trị, các phương tiện truyền thông, và những người khác.

Nhân viên là một trong các nhóm của các bên liên quan quan trọng nhất mà lợi ích của họ phải được đềcập đến (Clarkson, 1995). Vì họcó hành vi ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức, các nhân viên đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công hay thất bại của tổ chức. Do đó, hành vi của nhân viên có khả năng bị ảnh hưởng bởi các hoạt động CSR của công ty và họ có những phảnứng khác nhau tại

nơi làm việc (Koh và Boo, 2001; Peterson 2004). Là thành viên của tổ chức, nhân viên có liên quan, có những đóng góp và phản ứng với việc thực hiện trách nhiệm xã hội tại công ty (Rupp và cộng sự, 2006). Nhân viên không chỉ mong đợi công ty cưxửmột cách có trách nhiệm với xã hội, cộng đồng mà họcòn là là tác nhân quan trọng của CSR (Peterson, 2004; Rupp và cộng sự, 2006). Vì vậy, cuối cùng việc thực thi các chiến lược CSR một cách thường xuyên là trách nhiệm của nhân viên. Thành tựu của các kếhoạch CSR sẽphụthuộc phần lớn vào sựtựnguyện của nhân viên khi hợp tác và tuân thủ chiến lược CSR. Khi nhân viên nhận thức rõ về việc thực hiện trách nhiệm xã hội tại công ty của mình họsẽphảnứng lại bằng tình cảm,

thái độ và hành vi; do đó CSR là một chủ đề quan tâm của học giả, của nhà quản lý và của các công ty (Rupp và cộng sự, 2006). Thành tựu của các kếhoạch CSR cũng

sẽphụthuộc phần lớn vào sựtựnguyện của nhân viên khi hợp tác và tuân thủCSR. Khi nhân viên nhận thức rõ vềviệc thực hiện trách nhiệm xã hội của công ty thì họ

sẽphảnứng lại bằng tình cảm, thái độ và hành vi. Do đó, đảm bảo tốt việc thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ giúp công ty gia tăng niềm tin, tình cảm, thúc đẩy động lực làm việc cũng như nâng cao sựgắn kết của nhân viên với tổchức.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Nhận thức trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR), niềm tin, cam kết gắn bó và hành vi trách nhiệm xã hội của nhân viên Công ty Cổ phần đầu (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)