Về việc thực hiện trách nhiệm từ thiện

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Nhận thức trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR), niềm tin, cam kết gắn bó và hành vi trách nhiệm xã hội của nhân viên Công ty Cổ phần đầu (Trang 101 - 104)

5. Kết cấu đề tài

3.3. Về việc thực hiện trách nhiệm từ thiện

Trách nhiệm từ thiện là một yếu tố được đánh giá là quan trọng như kết quả

phân tích trong trách nhiệm xã hội của công ty. Một công ty thực hiện tốt trách

nhiệm thiện nguyện sẽ làm cho nhân viên cảm thấy hài lòng và tự hào vì chính bản

thân họ cũng đang góp một ít công sức lao động cho cộng đồng, xã hội.

Đối với cộng đồng, Apec Group cần phải quan tâm và thực hiện các hoạt động

thiện nguyện như là một phần tất yếu trong các hoạt động kinh doanh. Gắn kết với

chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng trong tổ chức các hoạt động từ thiện để đảm bảo đúng đối tượng và kịp thời giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn,

xây dựng trường học, quan tâm đến giáo dục ở những vùng sâu vùng xa với mục đích ươm mầm những thế hệ trẻ tương lai của đất nước. Bên cạnh việc đóng góp vào các quỹ hỗ trợ cộng đồng,công ty cũng có thể tham gia đào tạo nghề cho người lao động địa phương. Thường thì trong các công ty không có ban chuyên trách công tác xã hội, do đó việc hợp tác với những tổ chức phi chính phủ/phi lợi nhuận có chuyên môn và chuyên nghiệp là cần thiết để sự đóng góp của họ đến với xã hội hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, công ty cũng cần tìm kiếm những đối tác về tài chính để giúp chia sẻ gánh

nặng tài chính của các chương trình lợi ích cộng đồng mà vẫn đảm bảo được hiệu quả.

Với quy môcông ty chủ yếu là nhỏ và vừa, một loại hình hợp tác được đề xuất là các

củacông ty mình vào công tác xã hội. Việc sử dụng tỷ lệ này giúp tránh được so sánh

về sự đóng góp của các công ty, phù hợp hơn với quy mô và tình hình của từngcông ty. Ngoài ra, trong bối cảnh kinh tế khó khăn,công ty cũng có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ

chính phủ về mặt chính sách và hỗ trợ triển khai với những vấn đề giành được nhiều sự

quan tâm từ phía chính phủ và các bên liên quan. Để thực hiện các chương trình hiệu

quảcông ty nên tập trung vào khả năng gây ảnh hưởng và chọn lọc giải quyết những

vấn đề xã hội quan trọng nhất.

Đối vời môi trường, Apec Group có thể thực hành ngay các hoạt động CSR

như theo dõi việc sửdụng năng lượng và nước, lập cơ sởdữliệu và theo dõiđể điều chỉnh hoạt động nhằm mục đích tiết kiệm tiêu dùng năng lượng và nước trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Cụ thể như hạn chếsửdụng máy lạnh từ 8h tới 9h30 sáng khi nhiệt độ ngoài trời chưa nóng để tiết kiệm điện; sử dụng giấy một mặt trong công ty, yêu cầu nhân viên thực hiện tắt đèn, quạt và các thiết bị, máy móc

điện sau khi sử dụng hoặc khi không cần thiết; sử dụng giấy tái chế và túi tái sử

dụng, hạn chếsửdụng bao plastic, thu gom các vật liệu (giấy, nước đã sửdụng, bao

bì…) và tìm phương án tái sử dụng phù hợp; dán áp phích và bảng chỉ dẫn để nhắc nhở và khuyến khích người lao động làm theo; cung cấp các thông tin cần thiết cho khách hàng về quy cách sản phẩm và cách xử lý rác thải sau khi sử dụng; có kế

hoạch duy trì và bảo dưỡng máy móc theo định kỳ để tiết kiệm năng lượng khi vận hành sản xuất. Về lâu dài, công ty cần tìm hiểu và nghiên cứu các khả năng có thể đầu tư áp dụng hoặc cải tiến các công nghệ tiết kiệm năng lượng, các giải pháp xanh. Cụ thể công ty có thể nghiên cứu và áp dụng công nghệ sử dụng các nguồn

năng lượng tái tạo như: năng lượng mặt trời, sức gió, khí biogas trong một sốhoạt

động sản xuất kinh doanh của công ty, nghiên cứu và tiến hành thay thếhoặc lắp đặt các thiết bị tiết kiệm năng lượng, ví dụ như dùng đèn compact thay đèn huỳnh

quang để chiếu sáng, lên kế hoạch để thay thế dần dần thiết bị cũ bằng các thiết bị

có công nghệmới thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng, nghiên cứu và áp dụng thay thếcác hóa chất độc hại trong quá trình sản xuất hoặc các vật liệu có chứa hóa chất.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Thứ nhất, khóa luận đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn liên

quan đến Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR); Các thành phần của CSR như:

trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm từthiện

ảnh hưởng đến niềm tin, cam kết gắn bó và hành vi trách nhiệm xã hội của nhân viên. Thứ hai, nghiên cứu đã tìm hiểu và phản ánh được thực trạng việc thực hiện trách nhiệm xã hội hiện nay ở Apec Group, cụthể tại chi nhánh Huế và Hội sở Hà Nội. Từ đó, xác định được những nét khác biệt so với các công ty khác cũng như

các công ty hoạt động cùng ngành, rút ra được những điểm mạnh mà công ty đã làm

được trong quá khứcũng như chiến lược mà công ty hướng tới trong tương lai. Thứ

ba, kết quả nghiên cứu đã đạt được mục tiêu khi đưa ra được mức độ đánh giá của nhân viên về các khía cạnh của trách nhiệm xã hội. Đồng thời, chỉ rõ được xu

hướng tác động của những nhân tốnhận thức trách nhiệm xã hội trong mô hình đến niềm tin, sự gắn kết và hành vi trách nhiệm xã hội của nhân viên. Thứ tư, nghiên

cứu cũng đã gợi ý cho tập đoàn Apec Group một số giải pháp trong việc nâng cao việc đảm bảo trách nhiệm xã hội, mà cụ thể là trách nhiệm kinh tế, pháp lý và từ

thiện, để gia tăng niềm tin, sự cam kết gắn bó và hành vi trách nhiệm xã hội của nhân viên. Những vấn đề được nghiên cứu và xây dựng trong đề tài này chắc hẳn sẽ không đánh giá hết được tất cảnhững nỗlực trong việc thực hiện CSR mà tập đoàn

Apec đang theo đuổi. Những giải pháp được đềxuất chắc chắn chưa thể hoàn toàn

đạt được hiệu quả.Nhưng với việc nhận thức được tầm quan trọng của CSR đối với

công ty, đặc biệt là một công ty chuyên vềkinh doanh bất động sản, khách sạn,đầu

tư tài chínhvới số lượng nhân viên lên đến gần 500, nên trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đềtài, tác giả đã cố gắng hết sức đểtìm hiểu, phân tích đúng tình hình hoạt động của công ty cũng như điều tra có chọn lọc, thông qua ý kiến của những

Do những giới hạn về thời gian và kinh nghiệm của tác giả nên chắc chắn, đề

tài còn có những hạn chếnhất định:

Thứnhất, do hạn chếvềviệc tiếp cận hết toàn bộnhân viên của tập đoàn Apec

tại các chi nhánh nên hạn chế tính tổng quát của đám đông. Cụ thể, nghiên cứu chỉ

tập trung đo lường mức độ ảnh hưởng của Nhận thức trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến niềm tin, cam kết gắn bó và hành vi trách nhiệm xã hội của nhân viên Apec Group tại chi nhành Huế và Hội sở Hà Nội. Giá trị nghiên cứu sẽ cao nếu

được thực hiệnở nhiều chi nhánh ởcác khu vực khác. Hơn nữa, nghiên cứu mới chỉ

tập trung vào loại hình công ty cổ phần mà chưa tìm hiểu ở các loại hình công ty

khác. Đây cũng chính là gợi ý cho những nghiên cứu tiếp theo đểcó sựso sánh giữa các loại hình công ty.

Thứ hai, đềtài nghiên cứu sửdụng cả 2 phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, tuy nhiên phương pháp định lượng nhiều hơn, nên chỉthấy mức độ tác động của các yếu tố Nhận thức trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến niềm tin, cam kết gắn bó và hành vi trách nhiệm xã hội của nhân viên.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Nhận thức trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR), niềm tin, cam kết gắn bó và hành vi trách nhiệm xã hội của nhân viên Công ty Cổ phần đầu (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)