Tiếng Việt là môn học có nhiều phân môn hẹp như: Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Kể chuyện, Tập viết. Tiếng Việt là môn học làm nền tảng ở tiểu học, rèn luyện kỹnăng ngôn ngữ, cung cấp kiến thức về văn hóa - xã hội; khoa học kỹ thuật; giáo dục đạo đức, thẩm mỹ cho học sinh.
- Phân môn Tập đọc: Mang tính tổng hợp ngoài nhiệm vụ dạy học còn có nhiệm vụ trau dồi khả năng Tiếng Việt cho học sinh, luyện câu, hiểu từ, biết dùng từ đặt câu, biết đặt câu và biết làm văn, tạo cảm xúc, cảm nhận về văn học, biết mở rộng vốn từ. Qua bài tập đọc học sinh biết khai thác, phân đoạn, hiểu ý đoạn, nội dung bài, kích thích các em suy nghĩ.
- Phân môn Tập làm văn: Mỗi khối lớp có những yêu cầu khác, nhưng đều tập trung luyện khả năng viết đúng từ, câu, ngữ. Từ nền tảng đó giúp học sinh có khả năng diễn đạt lời hay ý đẹp, có cảm xúc, có ấn tượng trước sự vật, hiện tượng, con người và thiên nhiên.
- Phân môn Chính tả: Giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả; hình thành và phát triển kỹ năng viết đúng chuẩn, kỹ năng nghe viết chính xác cho học sinh, củng cố khối kiến thức về tiếng Việt.
- Phân môn Luyện từ và câu: Phân môn này không chỉ hỗ trợ học sinh hoàn thiện dần các kỹnăng đọc, viết, nghe, nói phù hợp đặc điểm ngữ âm, ngữnghĩa và ngữ pháp tiếng Việt mà còn mở rộng cho các em những hiểu biết ban đầu về đất nước, con người, thiên nhiên và xã hội, giúp học sinh nhận biết được cách thể hiện và ý nghĩa của một số biện pháp tu từ đơn giản như so sánh, nhân hóa, sử dụng ngôn ngữ quen thuộc đồng nghĩa, trái nghĩa tạo cho học sinh có thói quen nói đúng, viết đúng từ và câu tiếng Việt trong học tập và trong giao tiếp hàng ngày.
- Phân môn Kể chuyện: Các câu chuyện kể đã học qua bài tập đọc, kể chuyện là môn học luyện cho học sinh khả năng nói, nghệ thuật diễn đạt; giọng kể; điệu bộ, giúp các em tự tin mạnh dạn hơn trong giao tiếp.
Nội dung dạy học môn Tiếng Việt lớp 5 gồm:
Tiếng Việt có: Ngữ âm và chữ viết: Cấu tạo của vần. Từ vựng: Từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ, từ Hán Việt) về tự nhiên, xã hội, con người (chú trọng từ ngữ về quyền và nghĩa vụ công dân, quyền trẻ em, tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc, bảo vệ hoà bình, bảo vệ môi trường). Sơ giản về từ nhiều nghĩa, từđồng nghĩa, từtrái nghĩa, từ đồng âm. Ngữ pháp:Từ loại: đại từ, quan hệ từ.Sơ giản về câu ghép và một số kiểu câu ghép.Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ: Biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá.
Tập làm văn gồm: Sơ giản về liên kết câu, đoạn văn. Văn miêu tả (tả người, tả cảnh). Văn bản thông thường: đơn, báo cáo thống kê, biên bản, chương trình hoạt động.Một số quy tắc giao tiếp trong trao đổi, thảo luận.
Văn học (không có bài học riêng): Một số bài văn, đoạn thơ, bài thơ, màn kịch về tự nhiên, xã hội, con người (chú trọng các văn bản về quyền và nghĩa vụ công dân, quyền trẻ em, tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc, bảo vệ hoà bình, bảo vệmôi trường). Đềtài, đầu đềvăn bản.
1.3.2. Mục tiêu, bản chấtcủa hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng năng lực học sinh ở trường tiểu học
Theo tác giả Nguyễn Công Khanh “đánh giá học sinh theo cách tiếp cận năng lực là đánh giá theo chuẩn về sản phẩm đầu ra… nhưng sản phẩm đó không chỉ là kiến thức, kĩ năng mà chủ yếu là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ cần có để thực hiện nhiệm vụ học tập đạt tới một chuẩn nào đó” [28].
Bản chất của kiểm tra đánh giá theo tiếp cận năng lực:
+ Là cách đánh giá trong đó người dạy quan sát và đưa ra đánh giá về sự thể hiện một kỹ năng hay khả năng tạo nên sản phẩm, cấu trúc của một câu trả lời, hoặc trình bày một vấn đề của người học. Trọng tâm hướng vào khả năng của người học thực hiện các nhiệm vụ bằng cách sử dụng kiến thức vào kỹ năng của mình để làm bài kiểm tra hoàn chỉnh, một đề án hay một giải pháp.
+ Xem xét trực tiếp khả năng của người học dùng kiến thức để làm một bài tập giống như tình huống gặp phải trong cuộc sống thực tế trong thế giới thực.
+ Độ xác thực được xét đoán trong nội dung và trong ngữ cảnh của nhiệm vụ được hoàn thành. Người học được biết trước về các tiêu chí và tiêu chuẩn để đánh giá trước khi bắt đầu công việc của họ.
+ Mục tiêu đánh giá không gạt người học ra khỏi khóa học bằng kì thi mà chỉ cho người học biết họ đang ở đâu trong quá trình học để có sự điều chỉnh hợp lý.
+ Tiêu chuẩn đánh giá: Là mức độ yêu cầu và điều kiện mà người học phải đáp ứng để công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Tiêu chuẩn đánh giá dựa vào năng lực thực hiện khác nhau với các tiêu chuẩn đánh giá khác nhau, do đó có hai mức đánh giá: đạt hoặc không đạt vì thế đây cũng được coi là tiêu chuẩn tuyệt đối. Người học chỉ được công nhận là đạt kết tiêu chuẩn - có năng lực khi đã thực hiện được toàn bộ kỹ năng cơ bản cần thiết phải có, nếu thiếu một trong số những kỹ năng đó coi như người học chưa đạt được chuẩn đề ra.
Trong công trình nghiên cứu: “Đánh giá KQHT môn Ngữ văn của học sinh theo hướng hình thành năng lực” của nhóm tác giả: Nguyễn Thị Hồng Vân, Phạm Bích Đào, Nguyễn Tuyết Nga và Nguyễn Thúy Hồng (Viện nghiên cứu GD Việt Nam) về mặt lí luận có thể xác định hai cách tiếp cận chính về đánh giá kết quả học tập:
Cách 1: Đánh giá dựa theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông, cách đánh giá này thiên về đánh giá tiếp nhận nội dung chương trình môn học.
Cách 2: Đánh giá dựa vào năng lực: thiên về xác định mức độ năng lực của người học so với mục tiêu đề ra của môn học. Khi đánh giá theo hướng năng lực cũng vẫn phải căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học để xác định các
tiêu chí thể hiện năng lực của người học, tuy nhiên do năng lực mang tính tổng hợp và tích hợp nên các chuẩn kiến thức kĩ năng cần được tổ hợp lại trong mối quan hệ nhấtquán để thể hiện được các năng lực của người học, đồng thời cần xác định những mức năng lực theo chuẩn và cao hơn chuẩn để tạo được sự phân hóa, nhằm đo được khả năng và sự tiến bộ của tất cả đối tượng người học [38].
1.3.3.Nội dung đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướngphát triển năng lực học sinh ởtrường tiểu học