Nguyên tắc đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn tiếng việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 32)

Đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực khác đánh giá theo hướng cung cấp nội dung. Theo hướng nội dung, mục tiêu đánh giá tập trung vào xem người học biết những gì (nhiều ít); nội dung đánh giá chủ yếu là yêu cầu nhắc lại những nội dung đã học, những gì thầy, cô đã dạy, những bài có trong chương trình và sách giáo khoa; yêu cầu chủ yếu là chứng minh những gì đã có sẵn, ca ngợi và phê phán một chiều, kiểm tra trí nhớ là chính; đề kiểm tra và đáp án khép kín, bắt buộc phải tuân thủ theo ý của người ra đề.

Đánh giá theo định hướng phát triển năng lực cần xác định được khả năng vận dụng tổng hợp những gì đã học của học sinh vào việc giải quyết một vấn đề mới, đáp ứng các yêu cầu mới trong một tình huống tương tự.

Nội dung đánh giá theo định hướng năng lực không phải chỉ là những gì đã học mà còn là yêu cầu tổng hợp, liên hệ nhiều nội dung đã học;

Yêu cầu đềkiểm trakhông chỉ giữa các phân môn trong môn học mà còn cả những hiểu biết từ các môn học khác.

Tăng cường yêu cầu học sinh tìm mối liên hệ giữa các kiến thức, kĩ năng của bài học với các hiện tượng, sự vật, sự việc, con người… thường xuất hiện trong đời sống sinh hoạt cũng như công việc hàng ngày. Phương thức đánh giá coi trọng ý kiến và cách giải quyết vấn đề của mỗi cá nhân người học; động viên những suy nghĩ sáng tạo, mới mẻ, giàu ý nghĩa; tôn trọng sự phản biện trái chiều, khuyến khích những lập luận giàu sức thuyết phục…

Hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL người học ở trường tiểuhọc cần đảm bảo những nguyên tắc sau:

- Đảm bảo tính khách quan: Hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt của học sinh tiểu học phải đúng như nó tồn tại, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác. Khi tiến hành đánh giá KQHT môn Tiếng Việt của học sinh phải tạo điều kiện để mỗi học sinh bộc lộ đúng khả năng và trình độ của mình, hạn chế đến mức tối đa các yếu tố chủquan và khách quan ảnh hưởng đến kết quả đánh giá.

- Đảm bảo tính công bằng trong đánh giá: Trong KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL người học ở trường tiểu học phải đảm bảo học sinh có cơ

hội ngang nhau để thể hiện mức độ đạt được KQHT môn học của mình. Hay nói cách khác những học sinh thực hiện các hoạt động đánh giá với cùng một mức độ và thể hiện cùng một nỗ lực sẽ nhận được những đánh giá kết quả như nhau.

- Đảm bảo tính toàn diện: Hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việtcủa học sinh phải phản ánh đầy đủ các loại mục tiêu đánh giá, các nội dung trọng tâm cần đánh giá cũng như các mức độ nhận thức khác nhau của học sinh.

- Đảm bảo tính hệ thống: Hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt của học sinh phải được tiến hành một cách có kế hoạch, thường xuyên theo một trình tự xác định.

- Đảm bảo tính phát triển: Đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL người học ở trường tiểu học không chỉ cần tính khách quan, chính xác, công bằng mà còn cần phát triển trí tuệ, nhận thức cho học sinh và phát triển ở họ một số thói quen, phẩm chất cần thiết khác như tính tự lực, chủ động và sáng tạo; phát triển động cơ học tập đúng đắn, lòng tự tin, tự trọng và hình thành năng lực tự đánh giá cho học sinh.

1.3.5. Các hình thức đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực họcsinh ở trường tiểu học

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn tiếng việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)