đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho giáo viên
3.2.5.1. Mục đích của biện pháp
Thông qua các buổi dự giờ, sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, khối lớp giúp cho giáo viên dạy Tiếng Việt tổng kết đánh giá lại những ưu điểm, nhược điểm về công tác giảng dạy đánh giá KQHT môn Tiếng Việt của học sinh, hướng tới khắc phục hạn chế và phát huy ưu điểm để công tác giảng dạy, kiểm tra, đánh giá được tốt hơn.
Qua việc tổ chức sinh hoạt tổ, khối chuyên môn qua nghiên cứu bài học nhằm mục đích dần thay đổi dần nhận thức của giáo viên về sinh hoạt tổ chuyên môn, nâng cao trình độ giáo viên, học sinh phát huy được năng lực hợp tác, học sinh biết tự đánh giá bản thân, đánh giá lẫn nhau, định hướng cho giáo viên đánh giá KQHT củahọc sinhthường xuyên trên lớphọc.
3.2.5.2. Nội dung biện pháp
Họp tổ, khối lớp chuyên môn vào các buổi theo quy định tập trung chủ yếu vào các nội dung sau: đánh giá các mặt hoạt động của tổ nhóm chuyên môn, đánh giá hoạt động dạy của thầy, hoạt động học của trò, chỉ ra nhữngưu điểm, nhữnghạn chế, đề ra các biện pháp khắc phụcnhữnghạn chế, đề ra những nhiệm vụ cần phải thực hiện trong thời gian tiếp theo, đánh giá các mặt hoạt động về đổi mới kiểm tra, đánh giá nói chung và đổi mới đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh nói riêng, xây dựng các
chuyên đề dạy học Tiếng Việt, xây dựng tiến trình thực hiện chuyên để, chú ý tính khả thi, phạm vi tầm ảnh hưởng của chuyên đề, thống nhất nội dung kiến thức môn Tiếng Việt, rút kinh nghiệm giờ dạy, triển khai các cuộc thi: dạy học theo chủ đề tích hợp, tích hợp các kiến thức liên môn giải quyết các tình huống thựctiễn dành cho học sinh,...
3.2.5.3. Cách thức thực hiện
Tổ chuyên môn, khối lớp căn cứ vào kế hoạch chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường tổ chức thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo quy định, từ đó xây dựngcụthể các bướctiến hành sinh hoạttổ chuyên môn qua nghiên cứu bài học.
Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn, khối lớp qua nghiên cứu bài học: chuyển dần từ việc tập trung chủ yếu vào đánh giá người dạy sang phân tích các vấn đề liên quan đến người học; người dự chú ý đến việc học của học sinh, những khó khăn của học sinh đang học có thể mắc phải; chú ý đến tính phù hợp của nội dung và phương pháp dạy học vớihứng thú cho học sinh, với sựhợp tác của học sinh trong hoạt động học tập; chú ý đến khả năng tựđánh giá lẫn nhau trong quá trình học tập; chú ý đếnsựtiếnbộcủahọc sinhvềKQHT…
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện
Việc sinh hoạt tổ, khối lớp chuyên môn thực hiện theo kế hoạch của Ban Giám hiệu nhà trường, đồng thời cần có sự chuẩn bị chu đáo về mặt nội dung, tổ trưởng, khối trưởng tổ nhóm chuyên môn phụ trách môn Tiếng Việt phải là người có tinh thần trách nhiệm cao, giáo viên cần nhiệt tình, luôn có ý thức tự học hỏi, nâng cao trình độ chuyên mônnghiệp vụ.
3.2.6. Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các