Qua quá trình tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi khảo sát bằng phiếu hỏi câu 4 (PL1,2) về thực trạng thực hiện các phương pháp đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL học sinh ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên chúng tôi thu được kết quảở bảng sau:
Bảng 2.6.Đánh giá của CBQL, GV trường TH về thực trạng thực hiện các phương pháp đánh giá KQHT môn TVtheo định hướng PTNL học sinh
TT Phương pháp đánh giá Mức độ thực hiện ĐTB Thứ bậc Rất Thường xuyên Thường xuyên Ít thường xuyên Chưa thực hiện SL % SL % SL % SL % 1 Vấn đáp 50 50 50 50 0 0 0 0 3.5 3 2 Kiểm tra viết 60 60 40 40 0 0 0 0 3.6 2 3 Kiểm tra thực hành 65 65 35 36 0 0 0 0 3.65 1 4 Quan sát 20 20 58 58 22 22 0 0 2.98 4 5 Tựđánh giá 0 0 45 45 55 55 0 0 2.45 5 6 Đánh giá đồng đẳng 0 0 45 45 55 55 0 0 2.45 5 ĐTB chung 3.1
Qua bảng số liệu chúng tôi nhận thấy rằng:
Cán bộ quản lí, giáo viên các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên tham gia khảo sát đều khẳng định các phương pháp được sử dụng trong hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việttheo định hướng PTNL học sinh tiểu học bao gồm: phương pháp kiểm tra vấn đáp, phương pháp kiểm tra viết, phương pháp kiểm tra thực hành, phương pháp quan sát. Việcsử dụng các phương pháp này tương đối tốt với ĐTB chung là 3.1.
Tuy nhiên mức độ sử dụng các phương pháp là không đồng đều. Phương pháp được giáo viên các trường tiểu học sử dụng trong hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL học sinh tiểu học được thực hiện ở mức “Rất thường xuyên” và“thường xuyên” với tỉ lệ cao nhất là phương pháp kiểm tra
thực hành với điểm trung bình là 3.65. Tiếp theo đó là phương pháp kiểm tra viết là 3.6; kiểm tra vấn đáp là 3.5.
Với phương pháp học sinh tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng, cán bộ quản lý, giáo viên các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên chỉ thực hiện với mức độ thường xuyên và ít thường xuyên, trong đó tỉ lệ cho là ít thường xuyên lên tới 55% số cán bộ, giáo viên được khảo sát.
2.3.5. Thực trạng các lực lượng tham gia đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường tiểu học