tiểuhọc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Qua quá trình tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi câu 10 (PL2), câu hỏi 8 (Phụ lục 1) về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL học sinh ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên chúng tôi thu được kết quảở bảng sau:
Bảng 2.11. Đánh giá của CBQL, GV trường TH về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đánh giá KQHT môn TV theo hướng PTNL học sinh
TT Các yếu tố Mức độ ảnh hưởng ĐTB Thứbậc Rất Ảnh hưởng Ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng 1 Nhận thức của CBQL và giáo viên nhà trường về vai trò của đánh giá học sinh định hướng phát triển năng lực
30 70 0 0 3.3 4
2 Năng lực, phẩm chất của người
quản lý 58 42 0 0 3.58 1
3 Năng lực đánh giá học sinh của
giáo viên 55 40 5 0 3.5 2
4 Chất lượng học sinh 57 18 25 0 3.32 3
5
Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về GD&ĐT và các quy định của Bộ vềđánh giá học sinh 48 27 25 0 3.23 7 6 Cơ sở vật chất, tài chính của nhà trường 53 22 25 0 3.28 6 7 Nhận thức của xã hội, của cha mẹ học sinh vềđánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực
56 19 25 0 3.31 5
Kết quả bảng số liệu cho thấy, các yếu tố rất ảnh hưởng đến đánh giá KQHT môn TV theo hướng PTNL học sinh, điểm trung bình 3.36 điểm.
Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL học sinh ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên đều được cán bộ quản lí, giáo viên tham gia khảo sát đánh giá cao nhất đó là “Năng lực quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL học sinh của Hiệu trưởng và các cán bộ quản lý trong nhà trường” với ĐTB là 3.58. Trên thực tế cho thấy năng lực của Hiệu trưởng và các CBQL trong nhà trường quyết định rất nhiều đến việc thực hiện quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL học sinh. Điều này đòi hỏi cần tiến hành bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ Hiệu trưởng và cán bộ quan lí trong nhà trường tiểu học. Tiếp đến “Tính tích cực của cán bộ quản lý đối với hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL học sinh" là yếu tố đứng ở vị trí thứ 2, với điểm trung bình là 3.5. Tinh thần trách nhiệm của cán bộ quản lý đối với hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL học sinh được đánh giá là có ảnh hưởng thứ 3. Còn yếu tố được đánh giá là ít ảnh hưởng nhất đó là mức độ thực hiện kiểm tra, giám sát của cán bộ quản lý đối với hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL học sinh với điểm trung bình là 3.23.
Yếu tố chất lượng học sinh đạt 3.32 điểm (thứ bậc 3) cho thấy, nếu chất lượng học sinh của nhà trường thấp, do quá trình tuyển sinh đầu vào hay do quá trình dạy học của nhà trường chưa đạt hiệu quả thì hoạt động quản lý hoạt động đánh giá học sinh cũng không có được kết quả cao.
Bởi lẽ, hệ thống các văn bản pháp quy hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL học sinh ở các nhà trường. Yếu tố “Các nguồn lực phục vụ cho hoạt động đánh giá KQHT nói chung và KQHT môn TV theo định hướng PTNL người học ở trường tiểu học” xếp ở vị trí thứ hai với ĐTB là 3,77. Các yếu tố còn lại lần lượt đều có ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL học sinh ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên.
Yếu tố nhận thức của CBQL và giáo viên nhà trường về vai trò của đánh giá học sinh định hướng phát triển năng lực (3.30 điểm, thứ bậc 4) cho thấy: Nếu CBQL, giáo viên có nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của hoạt động đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực, sự khác biệt so với đánh giá theo tiếp cận nội dung, nhận thức đầy đủ về quy chế kiểm tra, đánh giá sẽ giúp CBQL đưa ra những chỉ đạo sát sao, đúng đắn đối với GV để họ thực hiện đánh giá học sinh định hướng phát triển năng lực.
Các yếu tố còn lạiđược đánh giá từ 3.23 đến 3.32 điểm, trong đó chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về GD&ĐT và các quy định của Bộ về đánh giá học sinh như thông tư số 30/2014/TT-BGD&ĐT ngày 28/8/2014 Ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học. Trong đó có quy định về mục đích nguyên tắc, nội dung và cách thức đánh giá, sử dụng kết quả đánh giá; Thông tư số 22/2016/TT-BGD&ĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm Thông tư số 30/2014/TT-BGD&ĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đó là những định hướng căn bản ảnh hưởng trực tiếp tới quản lý hoạt động đánh giá học sinh trường tiểu học.
2.6. Đánh giá chung về thực trạng
2.6.1. Những kết quả đạt được
- Các cán bộ quản lí, giáo viên trường tiểu học thành phố Thái Nguyên bước đầu đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL học sinh cũng như quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL học sinh.
- Mục tiêu, yêu cầu, nguyên tắc, nội dung, hình thức, phương pháp đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL học sinh được triển khai thực hiện thống nhất giữa các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Các thành tố của hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL học sinh từng bước được các nhà trường quan tâm đổi mới.
- Công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện; chỉ đạo triển khai, kiểm tra hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL học sinh từng bước được Hiệu trưởng và cán bộ quản lí các trường tiểu học quan tâm, hoàn thiện.
- Hệ thống phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động đánh giá KQHT và quản lý hoạt động đánh giá KQHT của các trường tiểu học được cải thiện và từng bước đáp ứng nhu cầu cần thiết của các hoạt động này.
2.6.2. Những tồn tại, hạn chế
- Hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL học sinh ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên chưa thực sựđạt được kết quả tốt.
- Các thành tố của hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL học sinh ở các trường tiểu học được triển khai thực hiện chủ yếu mới đạt được kết quảở mức “Trung bình”.
- Công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện; chỉđạo triển khai, kiểm tra hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL học sinh chỉ đạt được mức độ“Trung bình” về kết quả thực hiện.
2.6.3. Nguyên nhân của thực trạng
* Nguyên nhân của mặt mạnh
- Đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên trường tiểu học nhìn chung phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, luôn tin tưởng sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; được đào tạo cơ bản, tâm huyết với nghề, nhiệt tình gắn bó với nhà trường và sự nghiệp GD&ĐT.
- Nội bộ các trường tiểu học luôn đoàn kết, phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền với các đoàn thể, công đoàn và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Có nhiều thuận lợi trong thời kỳ đổi mới đất nước, đổi mới sự nghiệp GD&ĐT nói chung và đổi mới hoạt động đánh giá, quản lý hoạt động đánh giá KQHT theo định hướng PTNL học sinh.
* Nguyên nhân hạn chế
- Một bộ phận cán bộ quản lí, giáo viên trường tiểu học chưa có được nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của quản lý trong việc nâng cao chất lượng đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL học sinh.
- Công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai, chỉđạo thực hiện, kiểm tra hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL chưa được thực hiện tốt; điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động đánh giá KQHT chưa thực sựđược đảm bảo.
Kết luận chương 2
Qua khảo sát về thực trạng quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL học sinh ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên có thể rút ra những kết luận sau:
- Thực trạng hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL học sinh ở các trường tiểu học được các khách thể tham gia khảo sát đánh giá mức độ thực hiện chủ yếu là “Trung bình”.
- Hiệu trưởng các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đã áp dụng nhiều biện pháp quản lý như xây dựng kế hoạch đánh giá; tổ chức thực hiện hoạt động đánh giá; chỉ đạo triển khai hoạt động đánh giá; kiểm tra hoạt động đánh giá… Mức độ thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL học sinh ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố được các khách thể tham gia khảo sát đánh giá ở mức độ “Trung bình” và “Khá”.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL học sinh ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên bao gồm: Yếu tố thuộc về nhà quản lý, yếu tố thuộc về giáo viên, yếu tố thuộc về học sinh và yếu tố thuộc vềmôi trường quản lý. Qua khảo sát các khách thể đều đánh giá các yếu tố nêu trên đều ảnh hưởng nhiều đến công tác quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL người học tại các trường tiểu học.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TIẾNG VIỆT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH ỞCÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
3.1.1. Nguyên tắt đảm bảo tính mục tiêu
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên đề xuất phải hướng vào việc thực hiện mục tiêu của hoạt động đánh giá theo phát triển năng lực học sinh là đánh giá để nhằm giúp giáo viên có thông tin KQHT của học sinh để điều chỉnh hoạt động giảng dạy, giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học tập, giúp giáo viên và nhà trường xác nhận, xếp hạng kết quả học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
Về mặt lý luận, đổi mới không phải là xóa bỏ hoàn toàn cái cũ để xây dựng cái mới, độc lập và khác biệt với cái cũ. Không thể phủ nhận những thành công trong quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL học sinh của các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên thời gian qua đã đem lại những thành tích đáng kể cho hoạt động đánh giá KQHT nói riêng và hoạt động dạy học nói chung trong nhà trường. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL học sinh ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên hiện nay cũng không phải là thay thế hay xóa bỏ các hình thức, phương pháp quản lý hiện thời bằng những biện pháp hoàn toàn mới mà cần có tính kế thừa những yếu tố hợp lý, tích cực của các biện pháp quản lý hiện thời, tiến hành đổi mới một cách dần dần, tuần tự, bổ sung, tăng cường, điều chỉnh, cải tạo, thay thế những yếu tố chưa hợp lý, những yếu tố đã lỗi thời bằng những yếu tố mới, hợp lý hơn. Các biện pháp quản lý cũng có thể theo hướng đề xuất cách thức tổ chức các yếu tố của các hoạt động quản lý hoạt động đánh giá KQHT,
cách thức tác động, vận hành các yếu tố đó trong điều kiện có thể nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu quản lý trong bối cảnh môi trường xã hội có những thay đổi.
Theo đó, sự kế thừa có chọn lọc những biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL học sinh trước đó sẽ không gây nên những xáo trộn lớn với hoạt động đánh giá KQHT mà sẽ dần dần phát triển và từng bước thay thế những yếu tố lạc hậu, bất cập bằng những yếu tố mới, phù hợp và hiệu quả hơn trên cơ sở cân nhắc, tính toán đến những đặc thù của hoạt động đánh giá KQHT, hoạt động dạy học trong các trường tiểu học.
Các biện pháp cần được xây dựng trên cơ sở kế thừa những điểm mạnh, khắc phục được các điểm yếu của những biện pháp đang thực hiện, tận dụng tối đa việc kết hợp giữa các biện pháp cũ đang áp dụng có hiệu quả với các biện pháp mới có tính đột phá để tạo thành một bước nhảy mới về chất.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
Bản thân hoạt động đánh giá KQHT là một hệ thống với nhiều yếu tố mạnh, yếu, lớn nhỏ khác nhau, cách thức tương tác, quan hệ giữa các yếu tố cũng không đơn giản. Những phần tử cấu thành nên hệ thống đó chính là các yếu tố của hoạt động đánh giá KQHT trong nhà trường - tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau và bản thân mỗi yếu tố này cũng luôn ở trạng thái vận động và phát triển. Chính sự vận động và phát triển tổng hợp, đồng bộ của các yếu tố cấu trúc này tạo nên sự vận động và phát triển chung của hoạt động đánh giá KQHT. Khi nghiên cứu, phân tích về quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL học sinh ởcác trường tiểu học không thể không phân tích về các yếu tố này, đồng thời xác định vị trí, vai trò, chức năng của từng yếu tố cũng như mối quan hệ giữa chúng với nhau. Bên cạnh đó, khi tìm phương hướng tác động, nâng cao hiệu quả của quản lý hoạt động đánh giá KQHT cũng không thể xem nhẹ mối quan hệ giữa bản thân hệ thống các yếu tố cấu thành hoạt động đánh giá với môi trường xã hội, môi trường khoa học - kỹ thuật…
Quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL học sinh ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động đánh giá KQHT có nghĩa là xác định biện pháp quản lý phù hợp để tác động vào hệ thống, tạo điều kiện cho hệ thống hoạt động hiệu quả.
Các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL học sinh ởcác trường tiểu học thành phố Thái Nguyên đưa ra để giải quyết một nhiệm vụ nhất định phải nằm trong hệ thống các biện pháp đã có và sẽ có nhằm đạt mục tiêu chung. Các biện pháp phải tạo sựđồng bộ, nhất quán, tránh được sự chồng chéo trong tổ chức thực hiện. Việc thực hiện các biện pháp sẽ phát huy được tính mới trong hệ thống, đảm bảo thực hiện có hiệu quả mục tiêu quản lý. Mỗi biện pháp là một mắt xích trong chuỗi hệ thống, có mối quan hệ và hỗ trợ để tạo nên tính đồng bộ và hiệu quả cho quá trình quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL học sinh ở mỗi trường tiểu học.