Huy động cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường cùng tham gia xây

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn tiếng việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 80 - 83)

hướng phát triển nănglực học sinh

3.2.2.1. Mục đích của bin pháp

Sự tham gia của cán bộ giáo viên nhà trường vào xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá KQHT nói chung, đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh nói riêng nhằmđảm bảo kế hoạch được xây dựng phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, có tính khả thi cao và phát huy được vai trò trách nhiệm đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên trong quá trình thực hiện đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Giúp tất cả cán bộ giáo viên nhà trườnghiểu rõ kếhoạch đánh giá KQHT của học sinh, đồngthuận và thựchiệnkếhoạchmột cách dễ dàng.

3.2.2.2. Ni dung thc hin

Đểtăngcường sự tham gia của cán bộ giáo viên nhà trường vào xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá cán bộ quản lí nhà trường cần thựchiện những nội dung cơ bản sau đây:

- Thu hút sự tham gia của tất cả cán bộ giáo viên nhà trường trong việc cung cấp thông tin để xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá KQHT của học sinh theo tiếp cận năng lực, đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch và sự đồng thuận cao trong bảnkếhoạch.

- Tăng cường sự phối hợp và đối thoại, thảo luận giữa cán bộ, giáo viên chủ nhiệm lớp của nhà trường về các nội dung kế hoạch, đặc biệt là mục tiêu và các biện pháp thực hiện. Việc xác định mục tiêu, kế hoạch cần định hướng dựa vào kết quả: mục tiêu có phân cấp rõ rệt thành mục tiêu chung - mục tiêu cụ thể - đầu ra - hoạt động, trong đó các hoạt động phải chỉ rõ được nhu cầu về nguồn lực và phân công trách nhiệm thực hiện rõ rệt. Nhờ việc cụ thể hóa này, các thành viên nhà trường có thểdễ dàng hình dung được kếhoạch tổngthể của nhà trường cũng như công việc cụ thể của từng thành viên, từ đó xây dựng kế hoạch chi tiết riêng của mình. Quan tâm ghi nhận những ý kiến đóng góp của cán bộ, giáo viên nhà trường trong quá trình thực hiện kế hoạch sẽ có những điềuchỉnhkịpthời.

3.2.2.3. Cách thứcthựchiện:

Để thực hiện những thay đổi trong lập kế hoạch đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh nói trên, Hiệu trưởng nhà trường có thể thông qua nhiều cách khác nhau như:phát phiếuđiền thông tin đến cán bộ, giáo viên; trao đổithảoluận ở các khối lớp; họp cán bộ giáo viên toàn trường; thu thập thông tin phảnhồi qua email, diễnđàn…

Việc xây dựng kế hoạch thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực bao gồm các bước sau:

+ Giai đoạn chuẩn bị kế hoạch: Ban giám hiệu, tổ chuyên môn phải xác định được tầm quan trọng của việc thu thập và phân tích các thông tin ở trạng thái xuất phát. Đây là cơ sở để nhà quản lý nêu ra hướng phát triển cơ bản trong một hoạt động.

+ Giai đoạn kế hoạch hóa: Giúp cho cán bộ quản lý điều khiển hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng năng lực đạt kết quả tốt cần xây dựng kế hoạch chuẩn bị câu hỏi kiểm tra, kế hoạch kiểm tra, chấm điểm, kế hoạch xử lý kết quả kiểm tra, kế hoạch kiểm tra giám sát…

Ban giám hiệu, tổ chuyên môn lên kế hoạch tổng thể quy định quản lý hoạt động kiểm tra thường xuyên, định kỳ, phân chia nhiệm vụ cho các nhóm giáo viên và thông tin trao đổi từ phía cán bộ giáo viên đểcó điều chỉnh cần thiết, phù hợp.

Tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên của mình dựa vào kế hoạch của nhà trường lập kế hoạch của tổ chuyên môn và của cá nhân giáo viên trên cơ sở bám sát thực trạng và năng lực của giáo viên để sắp xếp vào các công việc: hướng dẫn ôn tập, chuẩn bị câu hỏi kiểm tra, coi và chấm…, đồng thời cần thông báo kế hoạch kiểm tra định kì cho học sinh để thực hiện trong năm học.

Để thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng năng lực, các tổ chuyên môn, giáo viên phải biết lựa chọn hệ thống các biện pháp tối ưu để thực hiện kế hoạch.

Các bước xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt cho học sinh bao gồm:

Bước 1. Xác định mục tiêu cần đạt của môn Tiếng Việt với từng đơn vị nội dung dạy học trong một đơn vị thời gian.

Bước 2. Tổng hợp mục tiêu cần đạt cho môn Tiếng Việt ứng với các đơn vị thời gian.

Bước 3. Dự kiến kế hoạch kiểm tra đánh giá các mục tiêu cần đạt của môn Tiếng Việt vào những thời điểm phù hợp.

Bước 4. Dự kiến kiểm tra, đánh giá chung mục tiêu của môn Tiếng Việt theo từng khối lớp vào thời điểm phù hợp.

3.2.2.4. Điều kin thc hin

Ban giám hiệu đưa ra những định hướng đổi mới về công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh từđầu năm học đến toàn thể hội đồng giáo viên.

Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường xác định rõ mục tiêu môn Tiếng Việt với từng khối lớp, từng giai đoạn trong năm học.

Triển khai nhiệm vụ năm học trong đó có thời gian biên chếnăm học để giáo viên căn cứ xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá cho cảnăm học.

Ban giám hiệu, trưởng khối cần ý thức rõ về vai trò, trí tuệcủa tập thể trong xây dựng kế hoạch. Cán bộ, giáo viên chủ nhiệm trong nhà trường cần chủ động phát huy vai trò của mình trong xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá KQHT của học sinh. Việc xây dựng kế hoạch cần thực hiện sớm vì thực hiện đầy đủ các bước và có sự tham gia của tấtcả cán bộ giáo viên nhà trường đòihỏi nhiềuthời gian, trí tuệ và công sức.

3.2.3. Ch đạo thc hin hoạt động kiểm tra đánh giá kết qu hc tp môn Tiếng Vit theo định hướng phát triển năng lực hc sinh

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn tiếng việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)