Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và phụ

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn tiếng việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 76 - 80)

triển năng lực hc sinh

3.2.1.1. Mục đích của bin pháp

Biện pháp giúp cho cán bộ quản lí, giáo viên và phụ huynh học sinh nhận thức rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc, hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt của học sinh; từ đó mỗi cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh có ý thức nâng cao trách nhiệm và năng lực quản lý, thực hiện, phối hợp tốt với nhà trường trong đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt của học sinh theo định hướng phát triển năng lực.

3.2.1.2. Ni dung thc hin

Ðể đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt của học sinh đạt hiệu quả tốt, Hiệu trưởng cần dùng nhiều hình thức làm cho cán bộ quản lí, giáo viên, phụ huynh học sinh nhà trường đều phải được hiểu rõ về vị trí, vai trò, chức năng, nội dung, mục tiêu và tác động của việc đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt của học sinh. Ðây là một khâu vô cùng quan trọng vì khi các đối tượng đã có nhận thức đúng đắn về đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt của học sinh thì tự bản thân mỗi tổ chuyên môn, cá nhân sẽ hình thành và xây dựng cho mình trách nhiệm, ý thức thực hiện và tự kiểm tra công việc một cách tự giác. Từ đó, việc quản lý của Hiệu trưởng sẽ tiến hành thuận lợi và có hiệu quả.

Hiệu trưởng cần làm cho cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh hiểu và nắm vững cơ sở khoa học, sự cần thiết của việc đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt của học sinh theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, từ đó tích cực tham gia các nhiệm vụ được phân công. Chỉ có thực hiện hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt của học sinh thật nghiêm túc, khoa học thì mới đảm bảo được chất lượng giáo dục của nhà trường.

Hiệu trưởng trường tiểu học và giáo viên được bồi dưỡng thường xuyên và học tập các văn bản hướng dẫn về đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt

của học sinh theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. Ðể làm tốt việc này, Hiệu trưởng phải thường xuyên cập nhật thông tin, sưu tầm tài liệu, từ đó đưa ra các biện pháp quản lý hữu hiệu cho hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt của học sinh.

Tổ chức nâng cao nhận thức về đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho cán bộ quản lí, giáo viên và các bậc phụ huynh học sinh. Nâng cao nhận thức cho phụ huynh học sinh đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh là nội dung cần thiết của công tác quản lí. Nội dung cần thực hiện bao gồm: tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ quản lí, giáo viên và phụ huynh học sinh các nội dung về đánh giá nói chung, đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh nói riêng, hiểu về quan điểm đổi mới cách đánh giá học sinh thông qua các buổi họp phụ huynh học sinh, thông qua sổ liên lạc, các ấn phẩm của nhà trường, website, thông qua các hoạt động tiếp xúc, trao đổi trực tiếp giữa nhà trường và gia đình; giải đáp những ý kiến thắc mắc của phụ huynh học sinh về công tác đánh giá KQHT của học sinh theo định hướng phát triển năng lực, giúp họ hiểu điểm mới trong cách đánh giá này so với cách đánh giá trước.

3.2.1.3. Cách thực hiện biện pháp

- Đối với cán bộ giáo viên:

Tổ chức cho cán bộ quản lí, giáo viên tham gia đầy đủ các buổi tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ do Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT tổ chức trong đó có nội dung về công tác đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng năng lực của học sinh. Sau các đợt tập huấn, có tổ chức đánh giá kết quả nhận thức của những thành viên tham dự lớp tập huấn để rút kinh nghiệm, hoàn thiện nội dung, chương trình với mục đích nâng cao năng lực, trách nhiệm kiểm tra đánh giá cho cán bộ quản lý và giáo viên.

Thông qua các buổi tập huấn, thông báo cặn kẽ tới toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên về các văn bản liên quan tới hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt của học sinh theo hướng phát triển năng lực và quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh. Trong các buổi tập huấn, hội thảo cần làm cho cán bộ quản lý và giáo viên nhận thức được đòi hỏi cấp bách của xã hội đối với

Giáo dục và Đào tạo đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0, đổi mới nội dung hình thức phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực học sinh là yêu cầu sống còn của ngành Giáo dục và Đào tạo các địa phương.

- Tuyên truyền, vận động thông qua các phong trào thi đua về quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việttheo định hướng phát triển năng lực người học đến từng cán bộ, giáo viên các trường tiểuhọc trên địa bàn thành phố.

- Tổ chức rèn luyện kỹ năng quản lý nói chung và quản lý đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việttheo định hướng phát triển năng lực người học cho cán bộ quản lí tại các trường tiểuhọccủa thành phố.

- Xây dựng quy định chức năng, nhiệm vụ cho từng cán bộ quản lí và giáo viên đi đôi với thực hiện chế độ chính sách phù hợp trong công tác quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việttheo định hướng phát triển năng lực người học.

- Đối với phụ huynh học sinh:

Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch công tác phối hợp với gia đình trong đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Nội dung của kế hoạch là những công việc mà nhà trường phải chủ động thực hiện để huy động sự cộng tác của phụ huynh nhằm đánh giá chính xác, toàn diện học sinh. Kế hoạch phải có những biện pháp thực hiện cụ thể; cần đề ra những yêu cầu đối với giáo viên; có kiểm tra, đánh giá sự chủ động phối hợp của giáo viên, sự quan tâm kết hợp của cha mẹhọc sinh. Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên dạy Tiếng Việt truyền đạt thông tin đến phụ huynh học sinh trong trong công tác đánh giá KQHT. Ban giám hiệu nắm bắt tình hình qua giáo viênđểchỉ đạo kịp thời công tác phối hợp với phụ huynh học sinh, đề ra một số yêu cầu đối với giáo viênnhư: hướng dẫn cha mẹ học sinh theo dõi, hỗ trợ học sinhhọc tập, tham gia đánh giá học sinh, phối hợp với giáo viên, nhà trường trong việc giáo dục học sinh; giải đáp những ý kiến thắc mắc của phụ huynh học sinh về công tác đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh; liên lạc thường xuyên với phụ huynh học sinh bằng nhiều hình thức; tăng cường theo dõi, kiểm tragiáo viên chủ nhiệm trong công tác phối hợp với gia đình tham gia đánh giá KQHT của học sinh.

Việc tổ chức hội thảo chuyên đề về công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình về việc đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh, với sự tham dự của các giáo viên và ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp là để cùng nhau thảo luận, giải quyết các vướng mắc khi thực hiện đánh giá KQHT của học sinh theo tiếp cận năng lực, tìm biện pháp phối hợp hiệu quả nhất, góp phần nâng cao hiệuquả giáo dục.

Để thực hiện tốt các nội dung trên Bán Giám hiệu phải lập kế hoạch chi tiết về công tác bồi dưỡng ý thức và nâng cao nhận thức cho tất cả các lực lượng. Trong đó nhấn mạnh đến tính trách nhiệm của các thành viên thông qua bảng phân công nhiệm vụ rõ ràng. Trong một năm học, Hiệu trưởng cũng như là các cán bộ quản lí khác phải lập kế hoạch thực hiện tham gia các lớp bồi dưỡng nhận thức về công tác quản lý đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực người học. Định kỳhàng tháng, hàng quý và hàng năm xây dựng kế hoạch và phối hợp với cán bộ, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo, các tổ trưởng chuyên môn tổ chức các hội thảo, các chuyên đề, các buổi sinh hoạt chuyên môn về vai trò và tầm quan trọng của quản lý đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực người học. Vai trò trách nhiệm của cán bộ quản lí trong việc định hướng tổ chức hội thảo, sinh hoạt chuyên đề, chuyên môn là rất quan trọng.

Ban giám hiệu cũng cần quán triệt và thực hiện đầy đủ các chủtrương, chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước. Lãnh đạo các nhà trường và kết hợp với Chi uỷ nhà trường xây dựng các nghị quyết, chỉ thị nhằm phát triển nhà trường và khẳng định được vai trò của công tác quản lý đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực người học. Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên phải chủ động tham gia vào các hoạt động tập thể, được quyền đóng góp ý kiến vào các quyết sách, kế hoạch dạy học của nhà trường theo từng cấp độ cho phép. Điều này nhằm khẳng định vai trò và sự ảnh hưởng của công tác đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực người học của mỗi nhà trường. Hoạt động quản lý đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong trường tiểu học không chỉ có tác

động trực tiếp đến công tác dạy học môn Tiếng Việt mà còn tác động đến chất lượng dạy học và giáo dục của mỗi nhà trường.

3.2.1.4. Điềukiệnthựchiệnbiện pháp

Thường xuyên cập nhật văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng GD&ĐT về công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Đồng thời Hiệu trưởng triển khai kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở giáo viên thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉđạo đó.

Phân công trách nhiệm cụ thể cho các tổ chuyên môn tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề hội thảo thực sự hiệu quả.

Cán bộ quản lí, giáo viên và phụ huynh học sinh nhận thức được vai trò, ý nghĩa của đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh và công tác quản lý hoạt động này, từ đó xây dựng mối liên hệ chặt chẽ, thường xuyên giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục,đánh giá học sinh.

3.2.2. Huy động cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường cùng tham gia xây dựngkế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn tiếng việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)