3.4.1.1. Mục đích khảo nghiệm
Thăm dò về sự tán thành của các đối tượng tham gia đánh giá về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL học sinh ởcác trường tiểu học thành phố Thái Nguyên.
3.4.1.2. Khách thể khảo nghiệm
Đề tài tiến hành khảo sát kết quả về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL học sinh ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên trên đối tượng khách thể là cán bộ quản lí Phòng GD&ĐT (10 người) và cán bộ quản lí trường tiểu học (25 người), GV các trường tiểu học (25 người) của thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên. Tổng số 60 khách thể.
3.4.1.3. Nội dung khảo nghiệm
Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL học sinh ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên có 6 biện pháp:
- Biện pháp thứ 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên, phụ huynh học sinh về đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL học sinh.
- Biện pháp thứ 2: Huy động cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường cùng tham gia xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Biện pháp thứ 3: Tổ chức triển khai thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Biện pháp thứ 4: Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao năng lực đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho đội ngũ giáo viên.
- Biện pháp thứ 5: Tăng cường hoạt động dự giờ, sinh hoạt tổ, khối chuyên môn về đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực HS cho giáo viên.
- Biện pháp 6: Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ởcác trường tiểu học thành phố Thái Nguyên.
3.4.1.4. Phương pháp khảo nghiệm
Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất với cán bộ quản lí Phòng GD&ĐT và CBQL các trường tiểu học đã được xác định.
3.4.1.5. Tiêu chí và thang đánh giá kết quả
Để có cơ sở khoa học cho vấn đề nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm, trưng cầu ý kiến về mức độ cấp thiết (CT) và tính khả thi (KT) của các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL học sinh ởcác trường tiểu học thành phố Thái Nguyên được đề xuất với các mức độ cấp thiết và khảthi như sau:
- Mức độCT: Không CT: 1 điểm; CT: 2 điểm; Rất CT: 3 điểm - Mức độ KT: Không KT: 1 điểm: KT: 2 điểm; Rất KT: 3 điểm Công thức tính giá trị trung bình:
Trong đó: xi: là điểm số trong thang điểm; ai: số khách thể đạt điểm tương ứng với xi; N: là tổng số khách thể thực hiện khảo sát.
Thang đo khoảng được sử dụng trong các câu hỏi về mức độ, tần suất có giá trị từ nhỏ nhất là 1, lớn nhất là 3.