trường tiểu học thành phố Thái Nguyên
Sáu biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng năng lực ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên mà luận văn đưa ra xuất phát từ thực tiễn hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên. Mỗi biện pháp đều có ưu điểm và hạn chế nhất định. Giữa các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, biện pháp này là tiền đề, cơ sở cho biện pháp kia, chúng tương tác, hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong hệ thống các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng năng lực ở các trường TH thành phố Thái Nguyên.
Biện pháp “Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên, phụ huynh học sinh về đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL học sinh” có ý nghĩa tiền đề, tạo nền móng để tiến hành thực hiện tốt các biện pháp khác. Bởi chỉ khi nhận thức đúng thì mới hành động đúng.
Hoạt động quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL học sinh ởcác trường tiểu học thành phố Thái Nguyên mang tính chất quản lý sâu sắc. Chính vì thế biện pháp 2 “Huy động cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường vào xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh” là biện pháp có tính định hướng, quyết định đểđưa các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL học sinh được thực hiện có hệ thống và hiệu quả.
Để hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt của học sinh theo định hướng năng lực phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các trường tiểuhọcmột cách thực chất, hiệu quảthì biện pháp “Chỉ đạo
tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểuhọc thành phố Thái Nguyên” không thể thiếu.
Các biện pháp còn lại là biện pháp chuẩn bị điều kiện cần thiết nhất trong quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL học sinh của nhà trường. Đưa các biện pháp này vào thực tiễn hoạt động sẽ phát huy vai trò toàn diện của hoạt động đánh giá KQHT trong quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL học sinh ởcác trường tiểu học.
Nhìn một cách tổng thể, các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL học sinh ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên được thiết kế theo một chu trình quản lý đồng bộ: từ khâu chuẩn bị các điều kiện cho đến lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá và đảm bảo các điều kiện cần thiết cho công tác quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL học sinh ở các trường tiểuhọc. Để tăng hiệu quả trong công tác quản lý, ta cần đặc biệt chú ý đến sự phối kết hợp giữa các biện pháp như là một hệ thống, không thể thiếu biện pháp nào trong các biện pháp đã được đề xuất ở trên. Tuy nhiên, các biện pháp này được sử dụng có hiệu quả nhất khi khai thác triệt để được thế mạnh của từng biện pháp, biết linh hoạt khi sử dụng phù hợp vào từng thời điểm, từng nội dung và từng đối tượng. Những biện pháp đưa ra qua nghiên cứu thực tế sẽ có ý nghĩa đóng góp bổ sung cho công tác nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục.
3.4. Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển