* Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về GD&ĐT và các quy định của Bộ về đánh giá học sinh
Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về GD&ĐT có ảnh hưởng không nhỏ tới quản lý giáo dục nói chung và quản lý hoạt động đánh giá học sinh trong đó có học sinh tiểu học nói riêng. Hiện nay, với quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện về GD&ĐT được nêu trong Nghị quyết 29/TW đã đặt ra vấn đề đổi mới kiểm tra, đánh giá người học. Gần đây, Bộ GD&ĐT đã ban hành:
+ Thông tư số 30/2014/TT-BGD&ĐT ngày 28/8/2014 Ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học. Trong đó có quy định về mục đích nguyên tắc, nội dung và cách thức đánh giá, sử dụng kết quả đánh giá.
+ Thông tư số 22/2016/TT-BGD&ĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm Thông tư số 30/2014/TT-BGD&ĐTngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đó là những định hướng căn bản ảnh hưởng trực tiếp tới quản lý hoạt động đánh giá học sinh trường tiểu học.
Chương trình giáo dục phổ thông được phê duyệt ngày 28/7/2018 trong đó quy định cách thức đánh giá kết quả học tập của học sinh là chuyển từ đánh giá nội dung sang đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh.
* Cơ sở vật chất, tài chính của nhà trường
Yếu tố về điều kiện cơ sở vật chất, tài chính có ảnh hưởng lớn tới quản lý hoạt động đánh giá học sinh ở trường tiểu học. Bởi vì, giống như mọi hoạt động giáo dục khác trong mỗi nhà trường, hoạt động kiểm tra, đánh giá cũng như quản lý đánh giá học sinh, muốn được tiến hành đều phải có nguồn kinh phí, phải được tiến hành trong một điều kiện cơ sở vật chất và môi trường nhất định. Cơ sở vật chất và tài chính mặc dù không là yếu tố quyết định chất lượng quản lý hoạt động, tuy nhiên nó lại đóng vai trò điều kiện, tạo tiền đề để hoạt động đánh giá học sinh được diễn ra một cách thuận lợi nhất.
* Nhận thức của xã hội, của cha mẹ học sinh về đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực
Yếu tố nhận thức của xã hội, của cha mẹ học sinh về đánh giá học sinh tiểu học cũng có tác động nhất định. Tâm lý khoa cử, trọng bằng cấp của xã hội, của cha mẹ học sinh đã và đang gây sức ép rất lớn cho giáo dục nói chung và hoạt động đánh giá học sinh nói riêng. Tâm lý này còn là nguyên nhân của các hiện tượng học lệch, học tủ, chỉ chú trọng kiến thức hàn lâm, thiếu các năng lực thực hành. Tuy nhiên để thay đổi tâm lý của xã hội, của cha mẹ học sinh cần phải có thời gian, có những định hướng và cải cách của nhà nước về giáo dục.
Kết luận chương 1
Đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt của học sinh theo định hướng phát triển năng lực nhằm giúp giáo viên có thông tin KQHT của học sinh đểđiều chỉnh hoạt động giảng dạy, giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học tập, giúp giáo viên và nhà trường xác nhận, xếp hạng kết quả học tập.
Hoạt động đánh giá có thể thực hiện bằng nhiều hình thức đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ, đánh giá tổng kết với các phương pháp như quan sát, kiểmtra viết; kiểm tra thực hành… nhiều người cùng tham giađánh giá giáo viên, học sinh tự đánh giá, phụ huynh đánh giá.
Quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL học sinh ởcác trường tiểu học ảnh hưởng không nhỏđến kết quả dạy học môn học và kết quả phát triển năng lực của học sinh. Quá trình quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL học sinh diễn ra thường xuyên, liên tục; quá trình quản lý luôn luôn có sựđiều chỉnh sao cho phù hợp với những yêu cầu của bối cảnh mới...
Để thực hiện quá trình quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL học sinh ở trường tiểu học, cán bộ quản lý mà trực tiếp là Hiệu trưởng nhà trường cần đảm bảo thực hiện đầy đủ, có kết quả hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL học sinh; đồng thời nhận diện đúng đắn và khai thác triệt để ảnh hưởng của các yếu tốđến quá trình quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL học sinh ởcác trường tiểu học.
Những kết quả nghiên cứu ởchương 1 là cơ sở lý luận quan trọng để tác giả luận văn tiếp tục nghiên cứu thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL học sinh ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên ở những chương tiếp theo.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TIẾNG VIỆT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC HỌC SINH ỞCÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC