Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn tiếng việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 43 - 45)

Thứ nhất: Nhận thức của CBQL và giáo viên nhà trường về vai trò của đánh giá học sinh định hướng phát triển năng lực

Yếu tố nhận thức được xác định là một yếu tố chủ quan có ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động đánh giá và công tác quản lý hoạt động đánh giá học sinh. Nếu những giáo viên có nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của hoạt động đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực, sự khác biệt so với đánh giá theo tiếp cận nội dung, nhận thức đầy đủ về quy chế kiểm tra, đánh giá sẽ giúp họ có những hành động đúng, ngược lại nếu nhận thức sai hoặc không đầy đủ sẽ khiến họ coi nhẹ hoạt động này, thậm chí là có những tác động tiêu cực. Điều này sẽ là

rào cản đến quá trình quản lý, người quản lý sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, nhận thức của chính các nhà quản lý cũng có ảnh hưởng không nhỏ, nếu nhận thức không đúng sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm, ngược lại nếu họ có nhận thức đúng đắn sẽ giúp họ đưa ra những tác động tích cực, những quyết định đúng đắn.

Do vậy, trong quá trình quản lý hoạt động đánh giá cần phải giúp cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh nhận thức đúng vai trò của đánh giá và có kiến thức nhất định về đánh giá học sinh theo định hướng triển năng lực thông qua việc thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về đánh giá nói chung, quy chếkiểm tra, nghiệp vụ soạn đề kiểm tra... nói riêng.

Thứ hai: Năng lực, phẩm chất của người quản lý

Năng lực và phẩm chất của người quản lý có ảnh hưởng không nhỏ tới quản lý hoạt động đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở trường tiểu học. Để có hiệu quả trong công tác quản lý nhà trường nói chung và nâng cao chất lượng đánh giá học sinh, người CBQL phải hiểu rõ mục đích, am hiểu sâu sắc các nội dung, nắm chắc các phương pháp, các yêu cầu, nguyên tắc của hoạt động kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Đồng thời phải là một nhà giáo có kinh nghiệm, có năng lực, có uy tín chuyên môn và biết cách tổ chức hoạt động đánh giá trong nhà trường một cách hiệu quả. Trong trường tiểu học, Hiệu trưởng còn phải quan tâm tới đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh để có hướng chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên của mình có phương pháp đánh giá kết quả học sinh một cách hợp lý, phù hợp với đặc điểm học sinh và đặc điểm các môn học, đồng thời phát triển tối đa được năng lực của học sinh.

* Năng lựcđánh giá học sinh của giáo viên

Giáo viên có ý nghĩa quyết định trong hoạt động đánh giá học sinh hiện nay. Trong nhà trường, giáo viên là lực lượng chủ lực để thực hiện các nhiệm vụ dạy học đề ra. Chính vì vậy giáo viên là yếu tố quan trọng nhất cho chất lượng giảng dạy nói chung, và chất lượng quản lý đánh giá học sinh nói riêng bởi vì: Giáo viên đóng vai trò là người chủ đạo trong việc hướng dẫn, xây dựng các nội dung, và trực tiếp tiến hành các hoạt động đánh giá học sinh, chất lượng của hoạt động đánh giá được xác định một phần lớn do kỹ năng xây dựng nội dung các hoạt động đánh giá và kỹ

năng cho điểm, nhận xét, đánh giá học sinh của giáo viên. Trong quản lý hoạt động đánh giá học sinh của nhà trường, giáo viên là cầu nối giữa học sinh với ban giám hiệu, giữa nhà trường với gia đình học sinh, giữa học sinh với nhau, nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của quá trình dạy học.

* Chất lượng học sinh

Chất lượng học sinh có ý nghĩa lớn trong quá trình đánh giá và quản lý hoạt động đánh giá học sinh. Do đó, quản lý hoạt động đánh giá học sinh dạy phải được xét đến việc tỷ lệ tri thức mà người học tiếp nhận được. Mặt khác, kết quả học tập của học sinh trong quá trình đánh giá học sinh còn ảnh hưởng đến tâm lý người dạy, ảnh hưởng đến việc điều chỉnh các mục tiêu, nội dung phương pháp và cách thức của hoạt động đánh giá. Thực tế cho thấy nếu chất lượng học sinh của nhà trường thấp, do quá trình tuyển sinh đầu vào hay do quá trình dạy học của nhà trường chưa đạt hiệu quả thì hoạt động quản lý hoạt động đánh giá học sinh cũng không có được kết quả cao. Chính vì vậy yếu tố chất lượng học sinh có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động đánh giá học sinh.

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn tiếng việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)