Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch dạy học môn Đạo đức theo

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý dạy học môn đạo đức theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 36)

7. Cấu trúc luận văn

1.4.4.Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch dạy học môn Đạo đức theo

Việc kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch dạy học môn Đạo đức theo chương trình phổ thông mới ở trường tiểu học có vai trò vô cùng quan trọng. Đây chính là khâu giúp quản lý thực hiện đảm bảo tính kế hoạch trong quản lý nhà trường. Do đó, công tác này cần dược tiến hành thường xuyên liên tục nhằm đảm bảo thông tin thu thập được luôn được cập nhật chính xác, kịp thời.

- Kiểm tra thực hiện kế hoạch dạy học môn Đạo đức đã phê duyệt bao gồm kế hoạch dạy lý thuyết, kế hoạch dạy chuyên đề; kế hoạch dạy thực hành, trải nghiệm đạo đức cho học sinh. Kiểm tra công tác tổ chức dạy học, bố trí nhân sự, huy động nguồn lực thực hiện dạy học môn Đạo đức; Kiểm tra công

tác chỉ đạo của Hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học và công tác nâng cao chất lượng dạy học môn Đạo đức của tổ chuyên môn, giáo viên. Kiểm tra việc giám sát, đánh giá kết quả dạy học môn học và những điều chỉnh trong quá trình thực hiện nếu có.

Cán bộ quản lý cần tiến hành các hoạt động kiểm tra việc thực hiện kế hoạch dạy học của giáo viên nhằm đảm bảo hoạt động dạy học được thực hiện theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt.

Các kết quả kiểm tra được gửi đến các giáo viên làm cơ sở đểđiều chỉnh, khắc phục các vi phạm đồng thời để cán bộ quản lý theo dõi, chỉđạo giải quyết.

- Xử lý vi phạm

Sau khi tiến hành kiểm tra việc thực hiện kế hoạch dạy học, cần tiến hành xử phạt các giáo viên có sai sót trong việc thực hiện kế hoạch. Việc xử phạt này mang tính chất răn đe, qua đó thúc đẩy đối tượng vi phạm có biện pháp nhằm tuân thủ theo đúng quy định.

- Đánh giá điều chỉnh kế hoạch giảng dạy

Từ những thông tin thu thập được trong quá trình kiểm tra, quản lý hoạt động giảng dạy, các cán bộ quản lý sẽ tiến hành đánh giá hiệu quả của hoạt động giảng dạy, từ đó có thể phát hiện ra những bất cập trong kế hoạch của toàn trường cho phù hợp.

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn Đạo đức theo chương trình phổ thông mới ởtrường tiểu học

1.5.1. Yếu t khách quan

- Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương

Kinh tế - xã hội của địa phương ảnh hưởng rất nhiều đến công tác giáo dục và hoạt động dạy học trong nhà trường. Trình độ dân trí, mức thu nhập của người dân trên địa bàn trường đóng, nếu trình độ dân trí và mức sống của dân cao đồng nghĩa với việc quan tâm đầu tư cho giáo dục tốt, con em nhân dân được cha mẹ quan tâm đầu tư cho việc học tập rèn luyện, nhờđó công tác quản

lý trong nhà trường sẽ có nhiều thuận lợi. Cần chủđộng trong việc khai thác thế mạnh của địa phương để tranh thủ sự ủng hộ và huy động tốt các nguồn lực phục vụ cho giáo dục nói chung và dạy học Đạo đức nói riêng; đồng thời nắm bắt rõ những khó khăn để có biện pháp phù hợp trong xây dựng và triển khai các hoạt động dạy học đạo đức theo chủđề trải nghiệm của nhà trường.

- Chính sách, chủ trương đổi mới giáo dục tiểu học chương trình giáo dục tiểu học nói chung và chương trình môn Đạo đức nói riêng hướng tới hình thành các phẩm chất năng lực cốt lõi ở học sinh đó là 10 năng lực và 5 phẩm chất đạo đức cơ bản tạo động lực cho giáo viên và nhà trường phải thay đổi cách dạy và cách học đểđạt được mục tiêu.

Với sự chỉ đạo kịp thời của các cơ quan quản lý cấp trên về việc điều chỉnh, bổ sung nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh. Sự chỉ đạo này có ý nghĩa định hướng mục tiêu, xác định nội dung và thực hiện các hoạt động quản lý đúng mục tiêu giáo dục Quốc gia. Việc chỉ đạo có ý nghĩa rất quan trọng ở những địa phương thường có những biến cố lớn về mặt chính trị, kinh tế, xã hội có ảnh hưởng đến công tác giáo dục học sinh.

Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường sẽ tạo ra vòng tròn khép kín về giáo dục đạo đức cho học sinh, khiến học sinh không có cơ hội tiếp xúc và bắt chước những hành vi thiếu chuẩn mực đạo đức. CSVC, trang thiết bị dạy học thuộc hệ thống phương tiện của quá trình dạy học, là cơ sở thực hiện các mục tiêu dạy học và mục tiêu quản lý. CSVC không hoàn thiện rất khó có thể tổ chức được đầy đủ các hoạt động cần thiết của nội dung, chương trình học tập. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, không gian riêng ở nhiều địa phương khi áp dụng chương trình mới sẽkhông đáp ứng được yêu cầu do có nhiều nội dung của môn học đòi hỏi rèn luyện kỹnăng, chú trọng giáo dục nhân cách cho học sinh; hơn nữa việc giáo dục trải nghiệm sáng tạo cũng cần kinh phí thực hiện. Do vậy, cần có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của các TBDH và có sự đầu tư quản lý tốt các trang thiết bị phục vụ dạy học.

- Nhận thức của xã hội về dạy học môn Đạo đức

Xã hội giữvai trò tác động lớn đến quá trình dạy học môn Đạo đức ở nhà trường ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Môi trường xã hội chính là nơi kiểm nghiệm học sinh về những bài học Đạo đức được học ở trường, cho nên nếu học sinh tiếp xúc nhiều với mặt nào của xã hội thì sẽ có những suy nghĩ và hành vi tương tự như vậy. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc dạy học môn Đạo đức tại nhà trường.

Nhận thức của xã hội càng quan tâm, chú trọng việc dạy học môn Đạo đức thì công tác đào tạo càng có chất lượng và đạt hiệu quả cao.

1.5.2. Yếu t ch quan

- Trình độ, năng lực, phẩm chất của cán bộ quản lý:

Người QLGD là chủ thể của hàng loạt các tác động tới giáo viên, học sinh và các tổ chức khác trong nhà trường với mục đích hoàn thành nhiệm vụ giáo dục của nhà trường trong từng năm học. Do vậy, năng lực người QLGD có vai trò quyết định kết quả giáo dục, dạy học của nhà trường trong đó có môn Đạo đức.

- Trình độ, năng lực, phẩm chất của giáo viên:

Năng lực của giáo viên biểu hiện trong hoạt động dạy học thông qua những kỹ năng sử dụng phương pháp sư phạm trong tổ chức dạy học trên lớp và các hoạt động ngoại khóa, tổ chức dạy trải nghiệm môn Đạo đức để tập luyện, rèn luyện kỹnăng hành vi đạo đức cho học sinh. Năng lực giáo viên tốt sẽ tạo hứng thú và là hình mẫu cho học sinh noi theo, trong đó có việc noi theo vềsuy nghĩ và hành vi phù hợp chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

Những điểm mới của chương trình dạy học môn Đạo đức đòi hỏi người giáo viên phải tổ chức dạy học dựa trên tiếp cận phẩm chất, năng lực cần đạt được của học sinh, để thực hiện mục tiêu dạy học đòi hỏi giáo viên phải có năng lực chuyên môn và năng lực dạy học nhằm hiện thực hóa mục tiêu dạy học. Bên cạnh đó đòi hỏi giáo viên phải chuẩn mực trong thái độ và hành vi ứng xử để học sinh học tập và noi theo bởi giáo dục đạo đức là giáo dục bằng nêu gương.

- Tính tự giác, tích cực học tập rèn luyện của học sinh:

Kết quả học tập môn Đạo đức phụ thuộc nhiều vào tính tự giác, tích cực học tập, rèn luyện của học sinh, nếu học sinh tự giác, tích cực trong học tập, rèn luyện các phẩm chất đạo đức sẽ đạt được mục tiêu môn học và hiệu quả quản lý dạy học Đạo đức sẽ cao.

Kết luận chương 1

Dạy học môn Đạo đức là quá trình trong đó dưới vai trò chủ đạo của giáo viên (tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo) học sinh tự giác, tích cực, chủđộng tiến hành hoạt động học, rèn luyện nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu nhiệm vụ của môn học đó là hình thành các năng lực chung, năng lực cốt lõi và 5 phẩm chất đạo đức cơ bản: Yêu nước; Nhân ái; Trung thực; Chăm chỉ; Trách nhiệm ở học sinh trong các mối quan hệ với bản thân, người khác và cộng đồng.

Quản lý dạy học môn Đạo đức theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường tiểu học là một quá trình vừa mang tính sư phạm đặc thù, vừa mang tính hành chính, thông qua thực hiện các chức năng quản lý như: Lập kế hoạch dạy học, Tổ chức thực hiện kế hoạch, Chỉ đạo thực hiện và Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch dạy học môn Đạo đức. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quản lý dạy học môn Đạo đức chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố khách quan và các yếu tố chủ quan như: Môi trường, chính sách, điều kiện cơ sở vật chất, nhận thức và thái độ tham gia phối hợp của cộng đồng và đặc biệt là năng lực quản lý của cán bộ quản lý nhà trường, năng lực dạy học của giáo viên và tính tự giác, tích cực học tập của học sinh.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI ỞCÁC TRƯỜNG

TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH 2.1. Khái quát về khách thể khảo sát và tổ chức khảo sát

2.1.1. Khái quát v giáo dc tiu hc huyn Quế Võ, tnh Bc Ninh

2.1.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của huyện Quế Võ và những tác động của nó tới công tác giáo dục

Huyện Quế Võ là huyện nằm ở bờ Bắc sông Đuống của tỉnh Bắc Ninh. Bắc giáp sông Cầu ngăn cách với tỉnh Bắc Giang. Nam giáp sông Đuống, ngăn cách với các huyện Thuận Thành và Gia Bình. Tây giáp Thành phố Bắc Ninh và huyện Tiên Du. Đông là sông Lục Đầu, ngăn cách với tỉnh Hải Hương. Quế Võ được thành lập ở tỉnh Bắc Ninh năm 1961, do hợp nhất hai huyện Quế Dương và huyện Võ Giàng.

Địa hình Quế Võ tương đối bằng phẳng. Hầu hết diện tích đất trong huyện đều có độ dốc <30. Nhìn chung, địa hình của huyện thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới giao thông, thủy lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới khu dân cư, các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kiến thiết đổng ruộng thành những vùng chuyên canh lúa chất lượng cao. Phát triển rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

Quế Võ hiện có 21 xã, thị trấn. Thị trấn Phố Mới là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện. Với vị trí thuận lợi, huyện Quế Võ có 3 khu công nghiệp, trong đó, khu công nghiệp Quế Võ 1 là khu công nghiệp lớn nhất tỉnh Bắc Ninh nên kinh tế Quế Võ trong những năm qua phát triển rất nhanh. Năm 2018, kinh tế tiếp tục tăng trưởng, tổng sản phẩm GRDP đạt 7.830,2 tỷ đồng, tăng 11,1% so với năm 2017; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 60,6%, khu vực dịch vụ chiếm 29,6%, khu vực

nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 9,8%; giá trị sản xuất công nghiệp đạt hơn 33.656 tỷ đồng, tăng 11,9%; thu ngân sách đạt hơn 475 tỷ đồng, tăng 20,8%. Huyện Quế Võ đạt 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới, đã hoàn thiện hồsơ trình cấp có thẩm quyền công nhận.

Với điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, về kinh tế - xã hội, cùng với sức lao động cần cù sáng tạo của con người, huyện Quế Võ đang có sức chuyển mình mạnh mẽ, đó chính là tiền đề thuận lợi cho GD&ĐT phát triển.

Công tác giáo dục có những thuận lợi và khó khăn sau:

Về thuận lợi, luôn nhận dược sự lãnh đạo sâu sát, kịp thời của Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Quế Võ, sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo trong huyện và tại địa phương. Đã có rất nhiều giải pháp, cách làm cụ thể trong quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Nhận thức của nhân dân về mục đích, ý nghĩa, vai trò, nhiệm vụ của công tác giáo dục đã có nhiều chuyển biến. Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu học tập của con em ngày càng được phụhuynh quan tâm. Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học ngày càng được tăng cường, bổ sung. 100% cán bộ giáo viên được đào tạo đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, đủ năng lực chuyên môn, đủ sức khỏe, phẩm chất để đảm nhiệm các hoạt động giáo dục.

Về khó khăn, hầu hết các đối tượng trong độ tuổi lao động của địa phương đều làm việc trong các khu công nghiệp, nhưng do đặc thù làm việc trong khu công nghiệp cùng trình độ dân trí chưa cao nên phần lớn tại các gia đình, hoạt động học tập của con em họ được giao lại cho ông bà quản lý nên công tác giáo dục chưa thực sự được quan tâm thích đáng.

2.1.1.2 Khái quát về giáo dục tiểu học huyện Quế Võ

Mạng lưới trường lớp và quy mô học sinh

Từ năm học 2016-2017 đến năm học 2018-2019, mạng lưới các trường tiểu học huyện Quế Võ khá ổn định, số lớp, số học sinh tăng đều hàng năm. Toàn huyện có 22 trường tiểu học đóng trên 21 xã, thị trấn (Phụ lục 01: Danh sách các trường tiểu học trên địa bàn huyện Quế Võ). Cụ thể như sau:

Bảng 2.1 Quy mô phát triển của giáo dục tiểu học huyện Quế Võ giai đoạn 2017-2019 STT Năm Chỉ tiêu Năm học 2016 - 2017 Năm học 2017- 2018 Năm học 2018- 2019 So sánh 2018/2017 So sánh 2018/2019 Giá trị tăng (giảm) Tỷ lệ Tăng (giảm) (%) Giá trị tăng (giảm) Tỷ lệ Tăng (giảm) (%) 1 Số trường 22 22 22 - - - - 2 Số lớp 427 445 452 18 4,22 7 1,57 3 Số GV 627 668 637 41 6,54 -31 -4,64 4 Số HS 13137 13998 15866 861 6,55 1868 13,34 5 Bình quân số HS/lớp 30,77 31,45 35,1 0,68 2,2 3,65 11,6

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh

Hiện toàn huyện Quế Võ đã huy động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1, duy trì sĩ số đạt 100%, củng cố vững chắc phổ cập GDTH mức 2; 100% lớp học 2 buổi/ngày; 100% học sinh lớp 3 - 5 học tiếng anh và Tin học; Tỷ lệ học sinh ăn bán trú tại trường đạt 20 - 30% tùy từng trường.

Theo số liệu trong bảng 2.1 Quy mô phát triển của giáo dục tiểu học huyện Quế Võ giai đoạn 2017 - 2019, không có sự gia tăng thêm về số lượng cơ sở giáo dục tiểu học, đồng thời, số lượng lớp học cũng chỉ có sự gia tăng nhẹ (Năm học 2018 -2019 có 452 lớp, tăng 7 lớp so với năm học 2017 -2018, tức 1,57 %). Tuy nhiên, số lượng học sinh có tăng nhẹ (Năm học 2018 -2019 toàn huyện có 15.866 học sinh tiểu học, tăng 13,34% so với năm học 2017 - 2018). Ngược lại với sự gia tăng của số học sinh, số lượng giáo viên tiểu học lại có sự giảm nhẹ(Năm học 2018 -2019 toàn huyện có 637 giáo viên, giảm 31 người so với năm học 2017 -2018). Với quy mô, trường, lớp, giáo viên hiện

nay thì tỷ lệ giáo viên trên địa bàn cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy và học. Đây là điều kiện thuận lợi để các nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên học tập nhằm nâng cao trình độ đào tạo giúp đảm bảo chất lượng dạy và học.

Về đánh giá kết quả học tập, theo thống kê trên 99% học sinh tiểu học của huyện Quế Võ thực hiện đầy đủ nhiệm vụ học tập, trong đó Năng lực đạt 99,5%, chưa đạt 0,5%; Phẩm chất đạt 99,95%, chưa đạt 0,05%.

Năm học 2018 -2019, toàn huyện có 25/37 em dựthi đạt giải trong kỳ thi nói giỏi tiếng Anh cấp huyện. Thi Trạng nguyên Tiếng Việt cấp huyện lớp 3,4,5 (thi Hương) có 353 em đạt giải, cấp tỉnh lớp 5 (thi Hội) có 30 em đạt giải.

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý dạy học môn đạo đức theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 36)