Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học môn Đạo đức theo

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý dạy học môn đạo đức theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 86 - 90)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.2Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học môn Đạo đức theo

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Biện pháp này nhằm giúp người quản lý giáo dục nhà trường và giáo viên dạy học môn Đạo đức triển khai thực hiện kế hoạch dạy học môn Đạo đức Theo đúng mục tiêu môn học đề ra nhằm đảm bảo tính kế hoạch, tính mục tiêu, tính đồng bộ trong quản lý chỉđạo và tổ chức thực hiện dạy học.

3.2.2.2.Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

i) Nội dung của biện pháp

Hiệu trưởng chỉđạo thực hiện tốt các nội dung sau đây:

Tiến hành chỉ đạo xây dựng các Kế hoạch dạy học từ cấp vi mô đến vĩ mô, thể hiện qua các bản kế hoạch cụ thể sau:

Kế hoạch dạy học theo năm học, theo từng học kỳdo người quản lý giáo dục (Hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng được hiệu trưởng ủy quyền thực hiện).

Xây dựng kế hoạch dạy học môn Đạo đức bao gồm kế hoạch dạy học giờ lý thuyết; giờ dạy theo chủ đề liên môn và chủ đề nội môn; dạy học theo chuyên đề và dạy học trải nghiệm tại hiện trường; kế hoạch dạy học hai buổi trên ngày đối với môn Đạo đức ở trường tiểu học.

Kế hoạch huy động nguồn lực để tổ chức dạy học trải nghiệm môn Đạo đức tại hiện trường gắn với thực tiễn cuộc sống, sinh hoạt, lao động của học sinh ngoài cộng đồng và tại gia đình.

Kế hoạch hướng dẫn học sinh tự học, tự rèn luyện các phẩm chất nhân cách; những quy định về việc thực hiện chuẩn mực pháp luật; kiến thức về kinh tế tại gia đình, cộng đồng ngoài giờ học trên lớp.

Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh và huy động các lực lượng tham gia đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức.

Xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện kế hoạch dạy học môn Đạo đức ở trường tiểu học.

ii) Cách thức thực hiện

Căn cứ vào chương trình tổng thể và chương trình môn đạo đức ở tiểu học, hướng dẫn thực hiện chương trình, Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục cho cảnăm, trong đó có môn Đạo đức theo 3 bước:

Bước 1: Người quản lý giáo dục lập kế hoạch tổng thể cả năm

Bước 2: Ban Giám hiệu chỉ đạo tổ chuyên môn lập kế hoạch dạy học từng môn học trong đó có môn Đạo đức

Bước 3: Căn cứ Kế hoạch học kỳ, người quản lý tổ chuyên môn chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch dạy học theo tuần và theo bài học

Bước 4: Phê duyệt kế hoạch dạy học của giáo viên và tổ chức thực hiện theo kế hoạch dạy học đã phê duyệt.

Chất lượng dạy học môn Đạo đức phụ thuộc vào chất lượng giờ dạy Đạo đức trong mỗi bài lên lớp của GV, do đó Hiệu trưởng chỉ đạo GV thiết kế bài

học Đạo đức theo tiếp cận năng lực đảm bảo tăng cường hoạt động trải nghiệm của học sinh nhằm hướng tới mục tiêu bài học. Lưu ý ngoài những năng lực chung, môn Đạo đức còn hình thành, phát triển ở HS các năng lực: năng lực điều chỉnh hành vi (nhận thức chuẩn mực hành vi; đánh giá hành vi của bản thân và người khác; điều chỉnh hành vi), năng lực phát triển bản thân (tự nhận thức bản thân; lập kế hoạch phát triển bản thân; thực hiện kế hoạch phát triển bản thân), năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội (tìm hiểu các hiện tượng kinh tế- xã hội; tham gia hoạt động kinh tế- xã hội);

Hiệu trưởng chỉ đạo GV thực hiện tốt 4 nội dung giáo dục: Giáo dục đạo đức (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm); Giáo dục kĩ năng sống (kĩ năng nhận thức, quản lí bản thân, kĩ năng tự bảo vệ); Giáo dục kinh tế (hoạt động của nền kinh tế, hoạt động kinh tế của Nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tiêu dùng); Giáo dục pháp luật (chuẩn mực hành vi pháp luật, quyền và nghĩa vụ của công dân, hệ thống chính trị và pháp luật).

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên chú trọng tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học cho học sinh, giúp các em khám phá, phân tích, khai thác thông tin, xử lí tình huống thực tiễn, trường hợp điển hình và coi trọng tổ chức các hoạt động trải nghiệm để học sinh tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới, trên cơ sở đó phát triển kĩ năng và thái độ tích cực và hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của người công dân tương lai. Chỉ đạo giáo viên kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học hiện đại theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học hình thành phát triển năng lực tự học ở học sinh.

Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên kết hợp các hình thức dạy học Đạo đức theo hướng linh hoạt, phù hợp, hiệu quả: dạy học theo lớp, theo nhóm và cá nhân; dạy học ở trong lớp và ở ngoài lớp, ngoài khuôn viên nhà trường; tăng cường thực hành, rèn luyện kĩ năng hành vi ứng xử trong các tình huống cụ thể của đời sống; Hướng dẫn giáo viên tích cực sử dụng các phương tiện dạy học

hiện đại nhằm đa dạng, cập nhật thông tin, tạo hứng thú cho học sinh. Phối hợp giáo dục trong nhà trường với giáo dục ởgia đình và xã hội.

Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Đạo đức: Kết hợp đánh giá thông qua thực hiện các nhiệm vụ học tập (bài kiểm tra dưới dạng trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận, bài tập thực hành, bài thuyết trình, bài tập nghiên cứu, dự án nghiên cứu,...) với đánh giá thông qua thực hiện quan sát biểu hiện về thái độ, hành vi của học sinh trong quá trình hoạt động học tập cá nhân, hoạt động nhóm, tập thể hay tham gia hoạt động cộng đồng và trong sinh hoạt, giao tiếp hằng ngày. Chú trọng sử dụng các bài tập xử lí tình huống được xây dựng trên cơ sở gắn kiến thức của bài học với thực tiễn đời sống của học sinh, đặc biệt là những tình huống, sự việc, vấn đề, hiện tượng của thực tế cuộc sống xung quanh, gần gũi với học sinh trong mối quan hệ cá nhân, quan hệ với người khác và cộng đồng. Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh, đánh giá của cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ và đánh giá của cộng đồng, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất; coi trọng đánh giá sự tiến bộ của học sinh. Kết quả đánh giá sau mỗi học kì và cả năm học đối với mỗi học sinh là kết quả tổng hợp đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết theo hướng dẫn của BộGDĐT.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Về cán bộ quản lý giáo dục: Cán bộ quản lý giáo dục phải là người đầu tiên nắm được nội dung chương trình, mục tiêu giáo dục, những nội dung đổi mới, các yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông để chỉ đạo việc lập kế hoạch dạy học khoa học, chính xác và phù hợp địa phương.

Về văn bản hướng dẫn và tài liệu dạy học: Nhà trường phải được cung cấp đầy đủ các văn bản hướng dẫn thực hiện hoạt động giáo dục theo chương trình GDPT mới, từ cách thức thực hiện nội dung dạy học, cách thức thực hiện phương pháp dạy học, cách thức xây dựng giáo án cho tiết dạy lý thuyết, hình thành khái niệm,… đến giáo án cho các tiết thực hành, trải nghiệm, thực tế địa

Nhà trường cần được cung cấp đầy đủ tài liệu dạy học, trong đó có 3 loại cơ bản là văn bản hướng dẫn giáo viên, sách giáo khoa và các văn bản chứa đựng nội dung dạy học (tác phẩm văn học, văn bản chính luận, tấm gương,…) có nội dung càng gắn với thực tế địa phương càng dễ sử dụng.

- Về đội ngũ GV: GV phải chủ động học hỏi, nghiên cứu nhằm tiếp cận yêu cầu đổi mới của chương trình GDPT đểđáp ứng yêu cầu dạy học.

- Về quản lý nhà nước: Cần tổ chức các khóa tập huấn ngắn hạn và trung hạn cho các giáo viên nòng cốt của mỗi nhà trường. tổ chức tập huấn đại trà cho giáo viên toàn trường.

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý dạy học môn đạo đức theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 86 - 90)