Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý dạy học môn đạo đức theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 37 - 39)

7. Cấu trúc luận văn

1.5.1.Yếu tố khách quan

- Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương

Kinh tế - xã hội của địa phương ảnh hưởng rất nhiều đến công tác giáo dục và hoạt động dạy học trong nhà trường. Trình độ dân trí, mức thu nhập của người dân trên địa bàn trường đóng, nếu trình độ dân trí và mức sống của dân cao đồng nghĩa với việc quan tâm đầu tư cho giáo dục tốt, con em nhân dân được cha mẹ quan tâm đầu tư cho việc học tập rèn luyện, nhờđó công tác quản

lý trong nhà trường sẽ có nhiều thuận lợi. Cần chủđộng trong việc khai thác thế mạnh của địa phương để tranh thủ sự ủng hộ và huy động tốt các nguồn lực phục vụ cho giáo dục nói chung và dạy học Đạo đức nói riêng; đồng thời nắm bắt rõ những khó khăn để có biện pháp phù hợp trong xây dựng và triển khai các hoạt động dạy học đạo đức theo chủđề trải nghiệm của nhà trường.

- Chính sách, chủ trương đổi mới giáo dục tiểu học chương trình giáo dục tiểu học nói chung và chương trình môn Đạo đức nói riêng hướng tới hình thành các phẩm chất năng lực cốt lõi ở học sinh đó là 10 năng lực và 5 phẩm chất đạo đức cơ bản tạo động lực cho giáo viên và nhà trường phải thay đổi cách dạy và cách học đểđạt được mục tiêu.

Với sự chỉ đạo kịp thời của các cơ quan quản lý cấp trên về việc điều chỉnh, bổ sung nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh. Sự chỉ đạo này có ý nghĩa định hướng mục tiêu, xác định nội dung và thực hiện các hoạt động quản lý đúng mục tiêu giáo dục Quốc gia. Việc chỉ đạo có ý nghĩa rất quan trọng ở những địa phương thường có những biến cố lớn về mặt chính trị, kinh tế, xã hội có ảnh hưởng đến công tác giáo dục học sinh.

Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường sẽ tạo ra vòng tròn khép kín về giáo dục đạo đức cho học sinh, khiến học sinh không có cơ hội tiếp xúc và bắt chước những hành vi thiếu chuẩn mực đạo đức. CSVC, trang thiết bị dạy học thuộc hệ thống phương tiện của quá trình dạy học, là cơ sở thực hiện các mục tiêu dạy học và mục tiêu quản lý. CSVC không hoàn thiện rất khó có thể tổ chức được đầy đủ các hoạt động cần thiết của nội dung, chương trình học tập. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, không gian riêng ở nhiều địa phương khi áp dụng chương trình mới sẽkhông đáp ứng được yêu cầu do có nhiều nội dung của môn học đòi hỏi rèn luyện kỹnăng, chú trọng giáo dục nhân cách cho học sinh; hơn nữa việc giáo dục trải nghiệm sáng tạo cũng cần kinh phí thực hiện. Do vậy, cần có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của các TBDH và có sự đầu tư quản lý tốt các trang thiết bị phục vụ dạy học.

- Nhận thức của xã hội về dạy học môn Đạo đức

Xã hội giữvai trò tác động lớn đến quá trình dạy học môn Đạo đức ở nhà trường ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Môi trường xã hội chính là nơi kiểm nghiệm học sinh về những bài học Đạo đức được học ở trường, cho nên nếu học sinh tiếp xúc nhiều với mặt nào của xã hội thì sẽ có những suy nghĩ và hành vi tương tự như vậy. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc dạy học môn Đạo đức tại nhà trường.

Nhận thức của xã hội càng quan tâm, chú trọng việc dạy học môn Đạo đức thì công tác đào tạo càng có chất lượng và đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý dạy học môn đạo đức theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 37 - 39)