Chỉ đạo tổ chuyên môn tăng cường tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý dạy học môn đạo đức theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 90)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.3.Chỉ đạo tổ chuyên môn tăng cường tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo

hướng nghiên cu bài học để thc hiện chương trình dạy học môn Đạo đức mi

3.2.3.1.Mục tiêu của biện pháp

Phát huy vai trò quản lý hoạt động dạy học môn Đạo đức của tổ trưởng tổ chuyên môn, tạo môi trường học tập, chia sẻ kiến thức kinh nghiệm trong tập thể giáo viên, phát triển tổ chuyên môn thành cộng đồng học tập để hỗ trợ giáo viên hoàn thiện năng lực thực hiện chương trình dạy học mới. Khi tham gia nghiên cứu bài học, mỗi GV được sống và làm việc trong môi trường an toàn, có thể tích cực hoạt động cho sự phát triển của bản thân, của tổ, nhóm chuyên môn. Đó là quá trình trao đổi thông tin, qua đó GV chia sẻ kiến thức chuyên môn, đổi mới PPDH, KTĐG của mình với đồng nghiệp, trao đổi ý kiến, hỗ trợ đồng nghiệp để hoàn thiện năng lực dạy học hiện có, bổ sung những kĩ năng mới và giải quyết các vấn đề liên quan tới lớp học trong dạy học môn Đạo đức, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Đạo đức ởtrường tiểu học.

3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

i) Nội dung thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện các nội dung sau:

Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng của sinh hoạt tổchuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học Đạo đức ở trường tiểu học:

Giúp giáo viên tìm các giải pháp trong quá trình dạy học môn Đạo đức nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh. Người dự giờ tập trung phân tích hoạt động học của học sinh, phát hiện những khó khăn mà học sinh gặp phải, tìm các giải pháp nhằm nâng cao kết quả học tập, mạnh dạn đưa ra những thay đổi, điều chỉnh nội dung, cách dạy học môn Đạo đức cho phù hợp.

Tạo cơ hội cho giáo viên phát triển năng lực chuyên môn, tiềm năng sáng tạo của mình. Thông qua việc dạy và dự giờ minh họa môn Đạo đức, mỗi giáo viên tự rút ra bài học kinh nghiệm để vận dụng trong các giờ dạy của mình.

Thực hiện tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học đạo đức theo quy trình hướng dẫn của vụ Giáo dục Tiểu học.

Thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng hoạt động sinh hoạt của tổchuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học tránh bệnh thành tích, hình thức, đối phó.

Hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch cá nhân, kế hoạch bồi dưỡng, tự bồi dưỡng và quản lý thực hiện qui định về chuyên môn; đánh giá mức độ thực hiện các kế hoạch cá nhân của giáo viên trong tổ.

ii) Cách thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn và GV thực hiện các biện pháp sau: Trưởng bộ môn xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học Đạo đức trong chương trình dạy học mới.

Tổ chức thảo luận trong tổ chuyên môn để lựa chọn chủ đề dạy học, bài học để sinh hoạt chuyên môn.

Chỉđạo tổ chuyên môn thiết kế bài dạy Đạo đức minh họa: Bài dạy minh họa môn Đạo đức được một nhóm giáo viên và hiệu phó phụ trách chuyên môn/ tổ trưởng chuyên môn trực tiếp chỉ đạo thiết kế. Nhóm thiết kế được khuyến khích linh hoạt, sáng tạo, chủ động, không lệ thuộc một cách máy móc vào quy trình, các bước dạy trong sách giáo khoa Đạo đức hay sách giáo viên. Nhóm thiết kế có thể điều chỉnh mục tiêu bài học Đạo đức, thay đổi nội dung/

ngữ liệu trong sách giáo khoa Đạo đức, điều chỉnh thời lượng, lựa chọn các phương pháp, kĩ thuật dạy học, đồ dùng dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số.

Các hoạt động đưa ra trong thiết kế bài học Đạo đức cần đảm bảo đạt được mục tiêu của bài học, tạo cơ hội cho tất cả mọi học sinh được tham gia vào quá trình học tập và cải thiện được kết quả học tập của học sinh.

Chỉđạo tổ chuyên môn tổ chức dạy minh họa bài học Đạo đức và dự giờ Người dạy minh họa: Người dạy minh họa có thể là một giáo viên tự nguyện hoặc một người được nhóm thiết kế lựa chọn để dạy minh họa. Người dạy minh họa thay mặt cho nhóm thiết kế thể hiện các ý tưởng đã thiết kế trong bài học. Trong quá trình dạy minh họa nếu có tình huống mới xảy ra không đúng với dự kiến đã thiết kế thì người dạy minh họa vẫn có thể linh hoạt thay đổi ngữ liệu, phương pháp cho phù hợp với tình huống xảy ra nhưng vẫn phải đảm bảo mục tiêu và kiến thức của bài học đạo đức. Trong quá trình dạy minh họa, GV cần quan tâm đến những khó khăn của học sinh, lựa chọn, sử dụng ngôn ngữđơn giản, gần gũi, dễ hiểu phù hợp với khảnăng nhận thức của HS.

- Kết quả giờ học là kết quả chung của cả nhóm thiết kế bài học đạo đức. Giáo viên dạy minh họa nhằm kiểm định những giả thiết về nội dung, phương pháp dạy học của nhóm thiết kế có phù hợp với học sinh không, do đó họ không cần dạy trước, luyện tập trước cho học sinh.

Người dự giờ: Người dự giờ đứng ở vị trí thuận lợi để có thể quan sát, ghi chép, quay phim, vẽ sơ đồ chỗ ngồi của học sinh một cách dễ dàng nhất (có thể đứng hai bên, phía trước, phía sau lớp học). Người dự giờ phải đặt trọng tâm quan sát vào các biểu hiện tâm lí, thái độ, hành vi trong các tình huống, hoạt động học tập cụ thể của học sinh. Giáo viên dự giờ có thể kết hợp sử dụng các kĩ thuật: nghe, nhìn, suy nghĩ, ghi chép, quay phim, chụp ảnh để có dữ liệu phân tích nhằm trả lời các câu hỏi: Học sinh học như thế nào? HS gặp khó khăn gì? vì sao? cần thay đổi như thếnào để kết quả học tập của học sinh tốt hơn?

Chỉđạo tổ chuyên môn thảo luận về giờ dạy minh họa: GV dạy minh họa chia sẻ về mục tiêu bài học, những ý tưởng mới, những thay đổi, điều chỉnh về nội dung, phương pháp dạy học môn Đạo đức, cảm nhận của mình qua giờ học, những điều GV hài lòng và chưa hài lòng trong quá trình dạy minh họa.

Giáo viên dự đưa ra các ý kiến nhận xét góp ý về giờ học theo tinh thần trao đổi, chia sẻ, lắng nghe mang tính xây dựng, không nhận xét đánh giá giờ dạy. Các ý kiến thảo luận, góp ý tập trung vào phân tích các hoạt động học của HS: học sinh học như thế nào (mức độ tham gia, hứng thú và kết quả học tập của từng em). Giáo viên cùng suy nghĩ tìm ra nguyên nhân vì sao học sinh chưa tích cực tham gia vào hoạt động học, học chưa đạt kết quả... và đưa ra các biện pháp thay đổi cách dạy nhằm đạt được mục tiêu của bài học, tạo cơ hội học tập cho mọi học sinh, không có học sinh bị“bỏ quên” trong quá trình học tập.

Nếu giờ học chưa đạt được kết quả như mong muốn (theo dự kiến của nhóm thiết kế) thì cũng không đánh giá cá nhân người dạy mà coi đó là bài học chung để mỗi giáo viên tự rút kinh nghiệm.

Trưởng bộ môn/ giáo viên cốt cán chủ trì dẫn dắt buổi thảo luận tập trung vào thảo luận nội dung trọng tâm, tạo không khí thân thiện, cởi mở và luôn linh hoạt xử lí các tình huống xảy ra trong quá trình thảo luận, không tạo áp lực cho đồng nghiệp. Tôn trọng và lắng nghe tất cả ý kiến của giáo viên, không áp đặt ý kiến của mình hoặc của một nhóm người.

Cuối buổi thảo luận, trưởng bộ môn/ giáo viên cốt cán chủ trì tóm tắt lại vấn đề thảo luận và đưa ra các biện pháp hỗ trợ việc học của học sinh. Những giáo viên tham dự tự suy nghĩ rút kinh nghiệm và lựa chọn các biện pháp áp dụng cho các giờ dạy của mình. Không đánh giá xếp loại giờ học.

Hiệu trưởng chỉ đạo sau sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học đạo đức, mỗi GV cần phải tự tin, chủ động, sáng tạo, tìm ra các biện pháp để nâng cao chất lượng dạy và học môn Đạo đức. Giáo viên dám tự chịu trách nhiệm về chất lượng học tập của học sinh. Giáo viên cần thường xuyên nhìn lại

quá trình dạy, tự nhận ra những hạn chế của bản thân để điều chỉnh hoạt động dạy học kịp thời, quan tâm nhiều hơn đến những khó khăn của học HS, đặc biệt HS yếu kém. Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của HS trong các giờ học.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện pháp

Hiệu trưởng phải nhận thức đúng về vai trò của tổ chuyên môn và ý nghĩa của sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học trong chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình dạy học mới, tin tưởng trao quyền quản lý cho tổ trưởng để tổ trưởng được quyền đề đạt, giới thiệu tổ phó, nhóm trưởng; đề xuất phân công giảng dạy; đề xuất hình thức, nội dung chuyên đề, hội thảo.

Đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất để tổ có phòng tổ chuyên môn, phòng bộ môn thuận tiện cho sinh hoạt và tổ chức các hoạt động chuyên môn.

Tôn trọng kết quả đánh giá chuyên môn của tổ trong tuyển dụng, xét hết tập sự cho giáo viên, thi giáo viên giỏi cấp cơ sở và các đề xuất thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.

Giáo viên phải có nhận thức đúng về vai trò của sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, chủ động tự giác, tích cực tham gia sinh hoạt chuyên môn để hoàn thiện năng lực bản thân.

3.2.4. Xây dựng cơ chế giám sát thc hin kế hoch dy học môn Đạo đức trường tiu hc theo chương trình phổ thông mi

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

Nhằm đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của giáo viên trong hoạt động dạy học môn Đạo đức theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Đồng thời, người quản lý tìm ra những ưu điểm, nhược điểm, lý do đưa đến thành công và chưa thành công trong công tác dạy học môn Đạo đức để kịp thời đưa ra những chỉđạo điều chỉnh nhằm hoàn thiện các biện pháp quản lý giáo dục.

Giám sát, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch dạy học môn Đạo đức chính là hoạt động nhằm hoàn thiện từng bước các biện pháp quản lý nhằm đạt được kết quả quản lý giáo dục cao nhất trong quá trình thực hiện dạy học môn Đạo đức theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

i) Nội dung thực hiện biện pháp

Giám sát, đánh giá và điều chỉnh cải thiện là thành phần thiết yếu của bất kỳ kế hoạch nào trong nhà trường nhằm thực hiện vai trò quản lý các mặt hoạt động của nhà trường trong đó có quản lý kế hoạch hoạt động dạy học và giáo dục nói chung và quản lý kế hoạch dạy học môn Đạo đức nói riêng. Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện giám sát đánh giá và điều chỉnh kế hoạch dạy học, giáo dục nói chung và kế hoạch dạy học môn Đạo đức nói riêng được thực hiện thường xuyên trong suốt năm học kết hợp với hoạt động tự đánh giá trong quản lý chất lượng trường tiểu học.

Hiệu trưởng thực hiện hoạt động giám sát đánh giá việc thực hiện kế hoạch dạy học Đạo đức thường xuyên hàng ngày, hàng tuần thông qua kiểm tra sổ đầu bài, qua dự giờ thăm lớp, qua kiểm tra hồ sơ chuyên môn của giáo viên, qua trực ban tiếp nhận phản ánh của GV, học sinh và cha mẹ học sinh… Với mỗi nội dung trong kế hoạch dạy học, giáo dục đạo đức của trường, có thể phân công, uỷ quyền cho tổ chuyên môn thực hiện việc giám sát, đánh giá để kịp thời phát hiện các nhân tố tích cực trong thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục để phát huy hay những hạn chế trong thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục đạo đức để có tác động điều chỉnh kịp thời, đảm bảo thực hiện nghiêm túc, chất lượng chương trình dạy học môn Đạo đức một cách hiệu quả.

Chỉ đạo giáo viên dạy học môn Đạo đức tự giám sát đánh giá và tự điều chỉnh hoạt động dạy học và kế hoạch dạy học Đạo đức để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.

ii) Cách thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng thành lập tổ giám sát, đánh giá thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường nói chung và giám sát đánh giá kế hoạch dạy học môn Đạo đức nói riêng. Xây dựng kế hoạch giám sát, đánh giá.

Việc xây dựng kế hoạch giám sát và đánh giá được tiến hành trước khi bắt đầu bất kỳ hoạt động giám sát nào để giúp hiệu trưởng quyết định cách họ sẽ thu thập dữ liệu để theo dõi các chỉ số, cách phân tích dữ liệu giám sát và cách thu thập dữ liệu đánh giá để điều chỉnh, cải thiện chương trình.

Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động dạy học, giáo dục nhà trường tại các trường tiểu học là quá trình hiện thực hóa kế hoạch giám sát, đánh giá đã xây dựng. Có thể mô tả các bước cơ bản trong tổ chức thực hiện kế hoạch giám sát và đánh giá như sau:

Xác định yêu cầu của kế hoạch dạy học môn Đạo đức ở cấp tiểu học; bối cảnh của nhà trường; vai trò trách nhiệm các bên liên quan trong tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học Đạo đức: Chú ý mục tiêu, nội dung dạy lý thuyết; dạy theo chủđề liên môn; dạy chuyên đề tự chọn theo địa phương; dạy trải nghiệm thực tiễn; kế hoạch hướng dẫn tự rèn luyện phẩm chất, hành vi thói quen đạo đức cho học sinh ngoài giờ học trên lớp.

Thực hiện giám sát, đánh giá dựa trên kế hoạch đã được xây dựng theo các tiêu chí, chỉ số đã xây dựng. Triển khai các hoạt động giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động dạy học môn Đạo đức ở nhà trường tiểu học theo kế hoạch đã xây dựng. Tư vấn, can thiệp và hỗ trợ thường xuyên trong quá trình tổ chức thực hiện giám sát và đánh giá nhằm thu được những dữ kiện khách quan, trung thực và tín cậy.

Sử dụng các phương pháp để xử lý các số liệu thu được:

Sử dụng các kết quả giám sát và đánh giá để ra các quyết định quản lý, điều chỉnh, cải thiện. Sau khi đã xử lý dữ liệu phiếu đánh giá, kết quả của phỏng vấn, hội đồng đánh giá phải tổng hợp các ý kiến đánh giá từ các nguồn đánh giá khác nhau theo từng tiêu chí, từng vấn đề, câu hỏi về thực trạng thực hiện kế hoạch dạy học môn Đạo đức theo chương trình dạy học mới. Những vấn đề có cùng nội dung trong phiếu hỏi và trong phiếu phỏng vấn, cần đối chiếu thông tin và tổng hợp các thông tin giống và khác nhau. Về cùng một vấn

đề, nếu các thông tin trái ngược nhau, cần xem xét kỹ và cân nhắc độ tin cậy để đưa ra quyết định thông tin nào chấp nhận được và thông tin nào nên loại bỏ.

Tổng hợp các kết quả đã phân tích được trình chủ tịch hội đồng đánh giá, Chủ tịch hội đồng đánh giá tổ chức họp thảo luận về kết quả phân tích, và đề xuất các yêu cầu kiến nghịđểđiều chỉnh hoặc cần khắc phục trong dạy học.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Cán bộ quản lý và giáo viên tiểu học phải nhận thức đúng về vai trò của hoạt động giám sát, đánh giá thực hiện kế hoạch dạy học đạo đức.

Lực lượng giám sát, đánh giá phải có năng lực và nắm vững chương trình, kế hoạch dạy học môn Đạo đức;

Giáo viên phải tự giác trong thực hiện kế hoạch và tự giám sát, đánh giá đểđiều chỉnh kế hoạch dạy học và hoàn thiện năng lực dạy học.

3.2.5. Đảm bảo các điều kin v cơ sở vt chất, phương tiện h tr dy và hc môn Đạo đức theo chương trình phổ thông mi

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý dạy học môn đạo đức theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 90)