Đảm bảo tính thực tiễn và khả thi

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý dạy học môn đạo đức theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 81)

7. Cấu trúc luận văn

3.1.5Đảm bảo tính thực tiễn và khả thi

Xuất phát từ thực tiễn quản lý dạy học môn Đạo đức theo chương trình GDPT mới ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh có thể thấy hiệu quả quản lý chưa đạt được mục tiêu đề ra. Chính vì vậy, nguyên tắc này đòi hỏi những biện pháp quản lý được luận văn nghiên cứu, đề xuất cần phải phù hợp với thực tiễn địa phương, thực tiễn nhà trường và thực tiễn hoạt động dạy học môn Đạo đức cho HS tiểu học theo chương trình GDPT mới.

Nguyên tắc đảm bo tính kh thi

Tính khả thi của biện pháp là cơ sở quan trọng để có thể khẳng định về mức độ hiệu quả của biện pháp đã đề ra. Do đó, để đảm bảo các biện pháp đề xuất mang tính khả thi cần có sự nỗ lực không ngừng của các CBQL, GV nhà trường, giúp cho việc áp dụng các biện pháp vào thực tiễn một cách thuận lợi. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Đạo đức theo chương trình GDPT mới cho HS tiểu học huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh được đề xuất cần bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của ngành giáo

dục, phù hợp với điều kiện của địa phương, nhà trường và năng lực của CBQL, phát huy các ưu điểm sẵn có, khắc phục những hạn chế của quá trình quản lý hoạt động dạy học môn Đạo đức đã phân tích tại chương 2 của Luận văn.

Bên cạnh đó, tính khả thi yêu cầu các biện pháp quản lý được đề xuất phải được xây dựng theo quy trình khoa học, đảm bảo chính xác, phù hợp đối tượng, điều kiện thực tế ở địa phương và tại các nhà trường để các biện pháp chắc chắn có thể thực hiện được và thực hiện thành công. Mặt khác, để có thể đảm bảo tính khả thi của biện pháp cần tránh đưa ra các biện pháp xa rời thực tiễn, tránh áp đặt các ý kiến chủ quan, phải căn cứ vào tình hình cụ thể, căn cứ vào các mục tiêu cụ thể của nhà trường để tiến hành đề xuất các biện pháp.

3.2. Các biện pháp quản lý dạy học môn Đạo đức theo chương trình giáo dục phổ thông mới

3.2.1 T chc bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán b qun lý và giáo viên v dy học môn Đạo đức theo chương trình phổ thông mi v dy học môn Đạo đức theo chương trình phổ thông mi

3.2.1.1.Mục tiêu của biện pháp

Nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cho giáo viên dạy học môn Đạo đức trong nhà trường nhằm đảm bảo yêu cầu cập nhật, bổ sung kiến thức mới, giúp giáo viên kịp thời thích ứng với những yêu cầu thay đổi về nội dung, chương trình, kiểm tra đánh giá của môn Đạo đức, đáp ứng được các yêu cầu vềnăng lực dạy học thực hiện chương trình dạy học mới.

3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện của biện pháp

i) Nội dung biện pháp

Hiệu trưởng trường tiểu học phải xác định và tổ chức thực hiện các nội dung bồi dưỡng sau đây cho giáo viên và CBQL nhà trường:

Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho CBQL và GV tiểu học về chương trình giáo dục tiểu học năm 2018 nói chung và chương trình môn Đạo đức nói riêng.

Bồi dưỡng kiến thức, kỹnăng tổ chức dạy học để thực hiện chương trình dạy học mới.

Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng đánh giá kết quả dạy học theo chương trình dạy học mới.

Bồi dưỡng nâng cao năng lực phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường tiểu học trong bối cảnh triển khai thực hiện chương trình dạy học mới.

Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản trị dạy học, giáo dục ở trường tiểu học theo yêu cầu thực hiện chương trình dạy học 2018.

Hướng dẫn chỉ đạo thực hiện văn bản của ngành, của địa phương về triển khai thực hiện chương trình dạy học mới.

ii) Cách thức tiến hành biện pháp

Hiệu trưởng chỉđạo thực hiện tốt các biện pháp sau đây:

Đánh giá thực trạng trình độ chuyên môn và nghiệp vụsư phạm của giáo viên dạy môn Đạo đức ở các trường tiểu học

Dựa trên cơ sở nghiên cứu chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và năng lực cần có để thực hiện chương trình dạy học cấp tiểu học nói chung và chương trình dạy học môn Đạo đức nói riêng, nhóm chuyên gia nghiên cứu thiết kế bộ công cụ khảo sát đánh giá năng lực dạy học nói chung và năng lực dạy học môn Đạo đức nói riêng của giáo viên.

Xác định khoảng cách về năng lực dạy học môn Đạo đức cần có với năng lực dạy học Đạo đức hiện tại của giáo viên, đồng thời khảo sát nhu cầu bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học của giáo viên.

Cập nhật và nghiên cứu các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụnăm học, những yêu cầu về thực hiện nội dung chương trình, phương pháp dạy học mới, khai thác sử dụng đồ dùng dạy học,...trong triển khai thực hiện chương trình giáo dục tiểu học 2018.

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, trung hạn, dài hạn cho giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường.

Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng tại cơ sở; cử cán bộ giáo viên môn Đạo đức đi tham gia học tập, bồi dưỡng về chương trình giáo dục tổng thể và chương trình dạy học Đạo đức.

Dựa trên kết quả khảo sát xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.

Trên cơ sở nghiên cứu các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học; những yêu cầu về thực hiện nội dung, chương trình; kết quả thanh tra, kiểm tra, chất lượng công tác hàng năm để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV môn Đạo đức. Kế hoạch này phải được triển khai thành nội dung chính trong kế hoạch của tổ chuyên môn từng khối lớp và mỗi thành viên trong tổ. Trên cơ sở kế hoạch chung của tổ, nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch triển khai trong năm học phù hợp với đặc thù của từng khối học. Rà soát, kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng cho GV, CBQL đã thực hiện, bổ sung nội dung bồi dưỡng cần thiết để thực hiện chương trình dạy học mới cho giáo viên.

Các nội dung của kế hoạch cần tập trung bồi dưỡng: Chương trình phổ thông tổng thể; chương trình giáo dục tiểu học và chương trình dạy học môn Đạo đức; cách thức tổ chức dạy học môn Đạo đức và quản lý dạy học môn Đạo đức ở trường tiểu học và các điều kiện để thực hiện chương trình giáo dục tiểu học và chương trình dạy học môn Đạo đức hiệu quả.

Chỉ đạo tổ chuyên môn lựa chọn giáo viên có đủ khả năng và điều kiện cần thiết để tham gia học tập, bồi dưỡng dài hạn. Trên cơ sởđề xuất của tổ, căn cứ điều kiện thực tế tại cơ sở đề nghị với cơ quan quản lý cấp trên cử giáo viên đi học nâng chuẩn, bồi dưỡng dài hạn.

Chỉđạo thực hiện tốt công tác bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ. Chú trọng và yêu cầu cán bộ, giáo viên Đạo đức tham gia đầy đủ với ý thức trách nhiệm cao trong các đợt tập huấn do Bộ và SởGD&ĐT tổ chức.

Bồi dưỡng giáo viên Đạo đức thông qua hội thảo, sinh hoạt chuyên đề từ cấp tổ chuyên môn, cấp trường, cấp cụm trường về các nội dung: kiến thức khó, đổi mới phương pháp, đổi mới phương pháp, tích hợp trong dạy học, khai thác sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học, thực hành, kỹ thuật xây dựng đề kiểm tra, thi đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Chỉ đạo tổ trưởng các tổ chuyên môn phân công GV có trình độ chuyên môn vững dạy thí điểm bài học đạo đức mới, tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học chọn bài thí điểm để cùng nhau thảo luận, rút kinh nghiệm trong thiết kế và tổ chức dạy học môn Đạo đức theo tinh thần đổi mới.

Bồi dưỡng thông qua việc dự giờ, thăm lớp, rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc, kịp thời nhằm học hỏi nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời tư vấn, thúc đẩy, giúp đỡđồng nghiệp trong hoạt động dạy học môn Đạo đức.

Tổ chức thao giảng giờ dạy đạo đức giỏi để giáo viên cùng nhau chia sẻ kiến thức kinh nghiệm dạy học và hoàn thiện năng lực.

Triển khai công tác nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm. Khuyến khích cán bộ, giáo viên môn Đạo đức cải tiến, làm mới đồ dùng dạy học, tham gia viết tài liệu và vận dụng các sáng kiến, giải pháp đã được xếp loại cao của ngành, của nhà trường vào công tác quản lý, giảng dạy.

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện phong trào “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo dức, tự học và sáng tạo, đăng ký kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng”.

Tổ chức cho cán bộ, GV đi thăm quan, học hỏi kinh nghiệm các trường, các đơn vị giáo dục tiên tiến. Tăng cường liên kết, hợp tác giao lưu với các trường có nhiều thành tích xuất sắc, xúc tiến chia sẻ kinh nghiệm giáo dục.

Hàng năm phải tổ chức rà soát, kiểm tra, đánh giá chất lượng bồi dưỡng, tự bồi dưỡng và tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời. Thực hiện nguyên tắc lấy hiệu quả công việc làm thước đo đánh giá sự tiến bộ trong công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng.

Có kế hoạch phân công, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ giáo viên sau đào tạo hợp lí, phù hợp năng lực, trình độ và thực tiễn của nhà trường.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Giáo viên phải có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, sự cần thiết của yêu cầu bồi dưỡng thường xuyên, liên tục để nâng cao chất lượng đội ngũ nhằm đáp ứng các yêu cầu trong dạy học.

Có kế hoạch thực hiện công tác bồi dưỡng sát với thực tiễn của nhà trường và phù hợp với khảnăng, điều kiện của giáo viên.

Thời khóa biểu và lịch công tác phải được sắp xếp hợp lí, giúp cán bộ, giáo viên có điều kiện tham gia bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn.

Có cơ chế khuyến khích, động viên, tạo động lực, xây dựng động cơ học tập, làm nảy sinh nguyện vọng được đào tạo từ phía GV. Có chế tài cụ thể, qui định rõ trong qui chế chi tiêu nội bộ cơ quan về chế độ tài chính cho các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; nguồn kinh phí hỗ trợcác cá nhân được cử đi học.

Sử dụng nguồn ngân sách dành cho việc phát triển đội ngũ và các hoạt động chuyên môn hợp lí; chuẩn bị đủ điều kiện về vật chất, huy động các nguồn lực hỗ trợđể tổ chức tốt các hoạt động bồi dưỡng.

3.2.2 Xây dng và t chc thc hin kế hoch dy học môn Đạo đức theo chương trình giáo dục ph thông mi trường tiu hc chương trình giáo dục ph thông mi trường tiu hc

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Biện pháp này nhằm giúp người quản lý giáo dục nhà trường và giáo viên dạy học môn Đạo đức triển khai thực hiện kế hoạch dạy học môn Đạo đức Theo đúng mục tiêu môn học đề ra nhằm đảm bảo tính kế hoạch, tính mục tiêu, tính đồng bộ trong quản lý chỉđạo và tổ chức thực hiện dạy học.

3.2.2.2.Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

i) Nội dung của biện pháp

Hiệu trưởng chỉđạo thực hiện tốt các nội dung sau đây:

Tiến hành chỉ đạo xây dựng các Kế hoạch dạy học từ cấp vi mô đến vĩ mô, thể hiện qua các bản kế hoạch cụ thể sau:

Kế hoạch dạy học theo năm học, theo từng học kỳdo người quản lý giáo dục (Hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng được hiệu trưởng ủy quyền thực hiện).

Xây dựng kế hoạch dạy học môn Đạo đức bao gồm kế hoạch dạy học giờ lý thuyết; giờ dạy theo chủ đề liên môn và chủ đề nội môn; dạy học theo chuyên đề và dạy học trải nghiệm tại hiện trường; kế hoạch dạy học hai buổi trên ngày đối với môn Đạo đức ở trường tiểu học.

Kế hoạch huy động nguồn lực để tổ chức dạy học trải nghiệm môn Đạo đức tại hiện trường gắn với thực tiễn cuộc sống, sinh hoạt, lao động của học sinh ngoài cộng đồng và tại gia đình.

Kế hoạch hướng dẫn học sinh tự học, tự rèn luyện các phẩm chất nhân cách; những quy định về việc thực hiện chuẩn mực pháp luật; kiến thức về kinh tế tại gia đình, cộng đồng ngoài giờ học trên lớp.

Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh và huy động các lực lượng tham gia đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức.

Xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện kế hoạch dạy học môn Đạo đức ở trường tiểu học.

ii) Cách thức thực hiện

Căn cứ vào chương trình tổng thể và chương trình môn đạo đức ở tiểu học, hướng dẫn thực hiện chương trình, Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục cho cảnăm, trong đó có môn Đạo đức theo 3 bước:

Bước 1: Người quản lý giáo dục lập kế hoạch tổng thể cả năm

Bước 2: Ban Giám hiệu chỉ đạo tổ chuyên môn lập kế hoạch dạy học từng môn học trong đó có môn Đạo đức

Bước 3: Căn cứ Kế hoạch học kỳ, người quản lý tổ chuyên môn chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch dạy học theo tuần và theo bài học

Bước 4: Phê duyệt kế hoạch dạy học của giáo viên và tổ chức thực hiện theo kế hoạch dạy học đã phê duyệt.

Chất lượng dạy học môn Đạo đức phụ thuộc vào chất lượng giờ dạy Đạo đức trong mỗi bài lên lớp của GV, do đó Hiệu trưởng chỉ đạo GV thiết kế bài

học Đạo đức theo tiếp cận năng lực đảm bảo tăng cường hoạt động trải nghiệm của học sinh nhằm hướng tới mục tiêu bài học. Lưu ý ngoài những năng lực chung, môn Đạo đức còn hình thành, phát triển ở HS các năng lực: năng lực điều chỉnh hành vi (nhận thức chuẩn mực hành vi; đánh giá hành vi của bản thân và người khác; điều chỉnh hành vi), năng lực phát triển bản thân (tự nhận thức bản thân; lập kế hoạch phát triển bản thân; thực hiện kế hoạch phát triển bản thân), năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội (tìm hiểu các hiện tượng kinh tế- xã hội; tham gia hoạt động kinh tế- xã hội);

Hiệu trưởng chỉ đạo GV thực hiện tốt 4 nội dung giáo dục: Giáo dục đạo đức (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm); Giáo dục kĩ năng sống (kĩ năng nhận thức, quản lí bản thân, kĩ năng tự bảo vệ); Giáo dục kinh tế (hoạt động của nền kinh tế, hoạt động kinh tế của Nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tiêu dùng); Giáo dục pháp luật (chuẩn mực hành vi pháp luật, quyền và nghĩa vụ của công dân, hệ thống chính trị và pháp luật).

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên chú trọng tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học cho học sinh, giúp các em khám phá, phân tích, khai thác thông tin, xử lí tình huống thực tiễn, trường hợp điển hình và coi trọng tổ chức các hoạt động trải nghiệm để học sinh tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới, trên cơ sở đó phát triển kĩ năng và thái độ tích cực và hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của người công dân tương lai. Chỉ đạo giáo viên kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học hiện đại theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học hình thành phát triển năng lực tự học ở học sinh.

Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên kết hợp các hình thức dạy học Đạo đức theo hướng linh hoạt, phù hợp, hiệu quả: dạy học theo lớp, theo nhóm và cá nhân; dạy học ở trong lớp và ở ngoài lớp, ngoài khuôn viên nhà trường; tăng cường thực hành, rèn luyện kĩ năng hành vi ứng xử trong các tình huống cụ thể của đời sống; Hướng dẫn giáo viên tích cực sử dụng các phương tiện dạy học

hiện đại nhằm đa dạng, cập nhật thông tin, tạo hứng thú cho học sinh. Phối hợp giáo dục trong nhà trường với giáo dục ởgia đình và xã hội.

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý dạy học môn đạo đức theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tiểu học huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 81)